Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những thương hiệu Mỹ gây tranh cãi vì phân biệt chủng tộc

Thương hiệu Aunt Jemima của Quaker Oats gây tranh cãi vì Aunt Jemima được mô tả là một người nô lệ da đen vui vẻ. Đây không phải thương hiệu duy nhất gặp phải vấn đề này.

Phan biet chung toc tai My anh 1

Hồi năm 2014, Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ xóa bỏ 6 nhãn hiệu của Washington Redskins sau khi nhận thấy tên Washington Redskins xúc phạm người Mỹ bản địa. "Redskin" là một từ lóng phân biệt chủng tộc đối với người Mỹ bản địa. Washington Redskins được thành lập vào năm 1932 với tên gọi Boston Braves và đổi tên thành Redskins hồi năm 1933. Ảnh: AP.

Phan biet chung toc tai My anh 2

Trường St. John's University cũng phải bỏ tên Redmen của các đội thể thao hồi năm 1994 vì áp lực từ nhóm người Mỹ bản địa. Các đội thể thao của trường hiện được gọi là Red Storm. Ảnh: SportsLogos.net.

Phan biet chung toc tai My anh 3

Kể từ những năm 1880, Rastus bị coi là thuật ngữ mang tính miệt thị những người da đen. Cream of Wheat đã loại bỏ từ này ra khỏi vỏ hộp từ năm 1925. Ảnh: Wikimedia Commons.

Phan biet chung toc tai My anh 4

Linh vật của Đại học Syracuse từng là Big Chief Bill Orange. Vào năm 1879, các sinh viên trong trường và thành viên của một tổ chức người Mỹ bản địa đã phản đối việc sử dụng linh vật này. Ảnh: Flickr.

Phan biet chung toc tai My anh 5

Frito Bandito là một người Mexico có vẻ ngoài nhếch nhác và hàm răng vàng. Vì sức ép từ một tổ chức chống miệt thị người Mỹ gốc Mexico, gã khổng lồ đồ ăn vặt Fritos đã xóa bỏ hình ảnh của nhân vật này. Ảnh: Lucyhuto.

Phan biet chung toc tai My anh 6

Land O'Lakes mới thay đổi bao bì sản phẩm của mình, xóa bỏ hình ảnh người phụ nữ Mỹ bản địa với lông đính trên đầu. Ảnh: Reuters.

Phan biet chung toc tai My anh 7
Món kem Eskimo Pie của công ty Cadbury Pascall lấy tên từ một bộ lạc Bắc Mỹ đã trở thành chủ đề gây tranh cãi hồi năm 2009 khi một phụ nữ người Inuit cho rằng tên sản phẩm xúc phạm dòng dõi của mình. Ảnh: Getty Images.
Phan biet chung toc tai My anh 8
Khi chuỗi nhà hàng Sam Battistone và Newell Bohnett ra mắt Sambo's, họ khẳng định cái tên không liên quan đến cuốn sách thiếu nhi "The Story of Little Black Sambo". Tuy nhiên, sau những phản ứng dữ dội từ công chúng, công ty Sambo's đã phải đổi tên. Vào cuối những năm 1970, chuỗi cửa hàng có 1.200 cơ sở tại 47 tiểu bang. Công ty bị phá sản hồi năm 1981. Ảnh: Flickr.
Phan biet chung toc tai My anh 9

Khi Kool-Aid thống trị thị trường giải khát, Pillsbury quyết định tạo ra thương hiệu riêng mang tên Funny Face để cạnh tranh. Injun Orange và Chinese Cherry là hai dòng sản phẩm thuộc Funny Face. Pillsbury sau đó đã phải đổi tên thành Jolly Olly Orange và Choo Choo Cherry. Ảnh: Worth Point.

Phan biet chung toc tai My anh 10
Rượu Crazy Horse của Công ty Stroh Brewery xây dựng tên tuổi và hình ảnh dựa trên định kiến người Mỹ bản địa là những kẻ nghiện rượu nặng. Công ty sau đó đã phải xin lỗi và đổi tên thành Crazy Stallion. Ảnh: 40ozMaltLiquor.com.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm