Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những thay đổi tại Crimea một năm sau khi sáp nhập Nga

Một năm sau khi Tổng thống Vladimir Putin ký hiệp ước sáp nhập Crimea, 93% người dân ở đây khẳng định họ hạnh phúc vì bán đảo hiện là một phần lãnh thổ của Liên bang Nga.

Từ trái sang: Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov Sergei Aksyonov, Chủ tịch Nghị viện Vladimir Konstantinov, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thị trưởng Sevastopol Alexei Chaliy bắt tay sau khi ký hiệp định sáp nhập bán đảo Crimea hôm 18/3/2014. Ảnh: Reuters
Từ trái sang: Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov, Chủ tịch Nghị viện Vladimir Konstantinov, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thị trưởng Sevastopol Alexei Chaliy bắt tay sau khi ký hiệp ước sáp nhập bán đảo Crimea hôm 18/3/2014. Ảnh: Reuters

Trước ngày 18/3/2014, mỗi khi các nhà hoạt động tràn xuống những con phố tại thủ phủ Simferopol của Crimea, tình trạng bạo lực lại bùng phát. Tuy nhiên, Simferopol hôm nay hoàn toàn yên bình. Người ta không thấy bóng dáng binh sĩ trên phố. Các phóng viên có thể đặt máy quay ở khu vực quảng trường trung tâm và không cần phải xuất trình giấy phép.

Không quay trở lại

Một cậu bé cầm lá cờ Nga trong một lễ diễu hành tại thành phố Simferopol nhân kỷ niệm một năm Crimea sáp nhập Nga. Ảmh:
Một cậu bé cầm lá cờ Nga trong một lễ diễu hành tại thành phố Simferopol nhân kỷ niệm một năm Crimea sáp nhập Nga hôm 16/3. Ảnh: Mashable

“Crimea sẽ không bao giờ quay về với Ukraine. Quyết định này đã được đưa ra một lần và không thay đổi”, Sergei Aksyonov, nhà lãnh đạo của Crimea, tuyên bố.

Quyết định mà ông Aksyonov nói tới là cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/3/2014. Sư kiện này nhận được sự tán thành lớn từ những người muốn Crimea tiếp tục nằm dưới sự kiểm soát của Nga.

Chỉ hai ngày sau đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin và các nhà lãnh đạo Crimea đặt bút ký vào hiệp ước sáp nhập bán đảo vào Liên bang Nga.

Dựa theo kết quả của một cuộc thăm dò hồi tháng 2/2015 do hãng khảo sát GfK của Đức thực hiện, 93% người được hỏi nói rằng, họ cảm thấy hạnh phúc vì bán đảo Crimea hiện là một phần lãnh thổ của Nga.

Thay đổi lớn

Người dân nhận lương hưu theo luật của Nga ở Simferopol. Ảnh: Itar Tass
Người dân nhận lương hưu theo luật của Nga ở Simferopol. Ảnh: Itar Tass

Phóng viên Egor Piskunov của hãng RT đã tới Simferopol trong dịp kỷ niệm một năm bán đảo sáp nhập Nga.

“Cho tới nay, tất cả mọi người dân mà tôi gặp tại đây đều tin vào sự lựa chọn của họ và cho rằng quyết định đoàn tụ với Nga là đúng”, phóng viên Egor nói.

Theo cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Cộng đồng Nga thực hiện từ tháng 2/2015, đa số người dân Crimea tin rằng, sáp nhập Nga là một sự chuyển biến tích cực.

"Tôi cảm thấy phấn chấn, hãnh diện, vui vẻ và hài lòng bởi giấc mơ của chúng tôi đã thành sự thật”, ông Zoya Voinova chia sẻ với NBC News.

Nếu cuộc trưng cầu diễn ra một lần nữa, ít nhất 90% người dân vẫn bỏ phiếu cho quyết định sáp nhập Nga, trong khi chỉ 5% dân số nói rằng họ muốn trở thành một phần của Ukraine.

Một năm kể từ khi sáp nhập, quá trình đưa Crimea hội nhập vào kinh tế, tài chính, tín dụng, pháp lý, quyền lực nhà nước, tổng động viên quân sự và hệ thống cơ sở hạ tầng của Nga vẫn đang diễn ra trên bán đảo, theo Itar Tass.

Đồng rúp trở thành đơn vị tiền tệ của bán đảo. Trong khi đó, cán bộ hưu trí tại Crimea đã bắt đầu nhận lương hưu, được tính toán phù hợp với luật pháp Nga.

Ảnh: Itar Tass
3 ngôn ngữ được sử dụng bình đẳng tại Crimea gồm tiếng Nga, tiếng Ukraine và tiếng Tatar Crimea. Ảnh: Itar Tass

Sự kiện lịch sử cũng tác động tới ngành giáo dục. Vào tháng 4/2014, chính phủ Nga đã tiến hành cải cách hệ thống giáo dục tại Crimea theo các tiêu chuẩn giáo dục của Liên bang.

BBC
cho hay, tại một ngôi trường, ban giám hiệu đã thay đổi chương trình dạy học theo hướng sử dụng tiếng Nga. Tuy nhiên, nếu các bậc phụ huynh muốn con cái của họ tiếp tục học tiếng Ukraine, nhà trường sẽ tổ chức các lớp học cho bọn trẻ.

Tiếng Nga đang được giảng dạy tại 31 lớp, trong khi giáo viên dạy tiếng Ukraine tại 9 lớp khác. Nhiều học sinh cũng được học tiếng Tatar Crimea, nếu cha mẹ của các em yêu cầu.

Tại thư viện của trường, người ta đặt bức ảnh Tổng thống Nga Putin đang mỉm cười. Văn phòng của người đứng đầu Điện Kremlin cũng gửi một số tác phẩm văn học Nga tới trường học. Giáo viên giảng dạy lịch sử Nga cho các em thay vì lịch sử Ukraine.

Hình ảnh lịch sử trong sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea

Không thừa nhận chính quyền được dựng lên do bạo loạt lật đổ ở Kiev, người dân trên bán đảo Crimea đã quyết định sáp nhập với Nga sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 3/2014.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm