Thế giới
Những thảm họa chấn động ngành hàng không vũ trụ (kỳ 2)
- Thứ tư, 28/1/2015 07:16 (GMT+7)
- 07:16 28/1/2015
Tên lửa Delta II mang theo vệ tinh GPS quân sự 40 triệu USD đã phát nổ chỉ 13 giây sau khi rời bệ phóng, tạo ra màn pháo hoa trên không cùng những quả cầu lửa đỏ rực.
|
Ngày 28/10/2014, tên lửa Antares của tập đoàn công nghệ tư nhân Orbital Sciences đã gặp "thảm họa bất thường" chỉ vài giây sau khi rời bệ phóng ở bang Virginia, Mỹ, khi thực hiện nhiệm vụ cung cấp hàng cho Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Đây là chuyến tàu tiếp tế thứ 3 trong chuỗi 8 nhiệm vụ thuộc bản hợp đồng trị giá 1,9 tỷ USD với Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Ảnh: Wikipedia
|
|
Tên lửa Delta II mang theo vệ tinh GPS quân sự 40 triệu USD đã phát nổ chỉ 13 giây sau khi cất cánh từ bãi thử Mũi Canaveral, Florida, Mỹ, ngày 17/1/1997. Vụ nổ diễn ra như một màn bắn pháo hoa trên không và những quả cầu lửa rơi xuống các khu vực xung quanh. Sự cố không gây ra thương vong, song làm hư hại nhiều xe cộ và các tòa nhà. Ảnh: Youtube
|
|
Tên lửa Intelsat 708 của Mỹ đã bị cong sang một bên và đâm xuống ngôi làng gần Trung tâm phóng vệ tinh ở Tây Xương, Trung Quốc ngày 14/2/1996. Hầu hết nhiên liệu vẫn bên trong tàu khi nó gặp nạn. Cho tới nay, con số thương vong vẫn gây tranh cãi. Nó có thể dao động từ hàng chục tới vài trăm người, chủ yếu là dân địa phương, theo List25. Ảnh: Thespacereview.com
|
|
Sự kiện bệ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa R-16 của Liên Xô ngày 24/10/1960 là thảm họa không gian gây chết người tồi tệ nhất cho tới nay. Trong quá trình kiểm tra R-16 trước khi phóng, động cơ tầng thứ hai của tên lửa bất ngờ phát nổ, thiêu sống 72 công nhân đứng gần nó. Lửa nhanh chóng lan nhanh khắp xung quanh, trong khi mọi người phát hiện ra hàng rào quanh bãi phóng đã bị khóa. Con số thương vong thực tế vẫn luôn là một điều bí ẩn. Những cuộc điều tra gần đây ước tính tổng số người thiệt mạng trong vụ nổ kinh hoàng lên đến 200 người. Ảnh: Thelivingmoon.com
|
|
Ngày 1/2/2003, trở về sau một chuyến nghiên cứu dài 16 ngày quanh quỹ đạo trái đất, tàu Columbia vỡ tan tại khu vực phía bắc bang Texas trong quá trình hạ cánh. Sự việc khiến toàn bộ 7 phi hành gia thiệt mạng. Nguyên nhân của thảm họa được cho là do một lượng bọt rơi vào tấm ván làm bằng chỉ cacbon trong lúc cất cánh, làm thủng cánh tàu và hư hại hệ thống bảo vệ thân nhiệt. Lúc hạ cánh, nhiệt độ đã tăng lên 4.400 độ C và đốt cháy các bộ phận trong cánh. Vụ nổ khiến Tổng thống Mỹ George W. Bush dừng chương trình tàu con thoi vào năm 2004. Ảnh: space.com
|
|
Ngày 28/1/1986, tàu con thoi Challenger nổ tung chỉ 73 giây khi vừa bắt đầu sứ mệnh, khiến toàn bộ 7 phi hành gia thiệt mạng. Nguyên nhân của thảm họa này là do các vòng đệm bằng cao su trong một tên lửa đẩy đã hỏng do nhiệt độ xuống thấp vào ban đêm. Các phi hành gia có thể sống sót sau vụ nổ nhưng sẽ không sống sót khi buồng lái còn khá nguyên vẹn đã lao thẳng xuống đại dương. Đây là thảm họa tàu con thoi đầu tiên của NASA. Ảnh: space.com |
|
Thảm họa không gian đầu tiên của NASA xảy ra vào ngày 27/1/1967 khi quá trình thử nghiệm Apollo 1, sứ mệnh thám hiểm không gian có người đầu tiên theo chương trình đổ bộ mặt trăng, thất bại. Vụ cháy khiến 3 phi hành gia là Edward H. White II, Virgil I. “Gus” Grissom và Roger B. Chaffee thiệt mạng. Việc sử dụng oxy tinh khiết trong cabin và cửa bên trong vẫn là hai nguyên nhân cơ bản dẫn tới thảm họa. Sự cố buộc NASA phải thay đổi về thiết kế và nâng tính an toàn của các chương trình không gian sau này. Ảnh phi hành gia Grissom, White, Chaffee (từ trái sang phải): Wikipedia
|
Thiên văn học
không gian
thảm họa
NASA
tàu con thoi
Mỹ
phi hành gia
quả cầu lửa
thiệt mạng