Chính quyền của tổng thống tân cử Trump có trách nhiệm tiếp quản những khó khăn mà chính quyền cũ để lại, trong đó có vấn đề quốc phòng ảnh hưởng đến lợi ích và an ninh của Mỹ trên toàn cầu.
Giảm ngân sách quốc phòng khiến quá trình hiện đại hóa quân đội trở nên không bền vững, chỉ đáp ứng được nhu cầu trước mắt của quân đội. Quỹ Heritage (một tổ chức cố vấn có trụ sở tại Washington) lần thứ 3 công bố chỉ số sức mạnh quân sự Mỹ cho thấy nhiều xu hướng đáng lo ngại.
Báo cáo được công bố vào ngày 16/11, cho thấy trong khi quân đội Mỹ phải đấu tranh để bảo tồn nguyên trạng, kẻ thù của nước Mỹ đang trỗi dậy. Điều đó đặt ra nhiều thách thức cho chính quyền tiếp theo trong việc đảm bảo an ninh quốc gia cũng như lợi ích toàn cầu của Mỹ.
Kẻ thù đang trỗi dậy
Báo cáo của Quỹ Heritage chỉ ra rằng, sức mạnh quân sự Triều Tiên ngày càng phát triển. Bình Nhưỡng đã tiến hành 5 vụ thử hạt nhân trong thời gian qua, trong đó có một thử nghiệm bom nhiệt hạch. Triều Tiên tiếp tục hoàn thiện khả năng tên lửa đạn đạo để mang vũ khí hạt nhân.
Nga, đối thủ lớn của Mỹ đang phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata mới nhẹ và nhanh hơn so với xe tăng của Mỹ. Trong một báo cáo của tình báo Anh từng nhấn mạnh, người Nga đã tạo ra cuộc cách mạng trong chế tạo xe tăng với Armata. Ngoài ra nó còn là khung gầm chung để phát triển 6 loại phương tiện chiến đấu bọc thép khác.
Ở Thái Bình Dương, Trung Quốc vẫn là một mối đe dọa tiềm tàng. Bắc Kinh đang đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội.
Thiếu trang bị vũ khí
Trong khi đó, kho vũ khí hạt nhân của Mỹ ngày càng lạc hậu. Nhóm công tác về vũ khí hạt nhân của Lầu Năm Góc kết luận rằng sự sẵn sàng của các lực lượng hạt nhân bị xói mòn nghiêm trọng. Mỹ đã trì hoãn hoặc hủy bỏ nhiều chương trình phát triển phương tiện chiến đấu mặt đất và tương lai thực sự không chắc chắn.
Hải quân Mỹ đang vận hành 10 tàu sân bay, trong khi luật pháp Mỹ yêu cầu 11 tàu. Hải quân muốn đóng mới 52 tàu chiến ven biển (LCS) làm nhiệm vụ hộ tống và quét mìn nhưng hiện tại chỉ có 17. Quy mô hạm đội tàu chiến giảm 13% kể từ sau sự kiện 11/9 và nhỏ nhất kể từ năm 1916.
Hải quân Mỹ mong muốn sự cần thiết phải có 350 tàu chiến nhưng hiện tại chỉ có 272 tàu. F-35C, tiêm kích trên hạm chủ lực thế hệ tiếp theo của hải quân Mỹ, sẽ không được mua sắm với số lượng lớn để bù cho số tiêm kích F/A-18 ngưng hoạt động.
F-35A, tiêm kích chủ lực của không quân, chưa đủ khả năng để thay thế các máy bay chiến đấu cũ. Ngoài ra, không quân Mỹ đang đối mặt với tình trạng thiếu phi công chiến đấu. Thủy quân lục chiến Mỹ đang trải qua giai đoạn thiếu hụt trực thăng vận tải hạng nặng.
Ngoài vấn đề trang thiết bị, số quân nhân Mỹ giảm thấp nhất kể từ năm 1940. Mua sắm quốc phòng giảm 35% giai đoạn 2011-2015. Quy mô quân đội Mỹ hiện nay nhỏ hơn so với thời điểm trước sự kiện 11/9.
Tương lai quân đội Mỹ khi Trump làm tổng thống
Trong quá trình tranh cử, ông Trump từng cam kết tăng quân số thêm 90.000 người, xây dựng hạm đội 350 tàu chiến và mua thêm 100 máy bay, để xây dựng lại quân đội hùng mạnh hơn.
Thách thức quân sự với NATO khi Trump vào Nhà Trắng
Các nước châu Âu trong khối quân sự NATO có thể buộc phải tăng ngân sách quốc phòng hoặc đối mặt với khả năng Mỹ rút khỏi liên minh quân sự lớn nhất thế giới.
Trump cân nhắc đưa thân tín trung thành vào nội các mới
Tổng thống đắc cử Donald Trump đang cân nhắc đưa 2 người ủng hộ lâu năm, đồng thời là những tên tuổi ở Phố Wall, vào các vị trí lãnh đạo về kinh tế trong nội các mới.