Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những sự kiện làm đảo lộn kinh tế thế giới năm 2016

Trump đắc cử, Brexit, Hồ sơ Panama hay khủng hoảng thừa là 3 trong số những sự kiện làm đảo lộn kinh tế thế giới năm 2016.

su kien kinh te noi bat anh 1
Cơ cấu kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển đổi tỷ trọng, khiến Bắc Kinh vật lộn với tình trạng thừa công suất trong các ngành công nghiệp truyền thống và hoạt động sản xuất tiếp tục suy yếu. Các chuyên gia kinh tế e ngại suy thoái tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể lan rộng ra toàn cầu. Ảnh: The New York Times.
su kien kinh te noi bat anh 2
Trong hai ngày 4/1 và 7/1, Trung Quốc liên tục sập sàn khiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước mất hàng trăm tỷ USD. Tâm lý lo lắng lan rộng khi sắc đỏ trở thành màu chủ đạo trên bảng điện tử. Tình trạng này thậm chí ảnh hưởng tới nhiều thị trường khác, đặc biệt là Mỹ và các nước châu Á. Ảnh: Reuters.
su kien kinh te noi bat anh 3
Giới phân tích nhận định chính cơ chế tự ngắt mạch xảy ra khi điểm số giảm qua mốc 7%, không những không thể cứu vãn tình hình mà còn khiến thị trường trở nên hỗn loạn hơn. Cuối cùng, Bắc Kinh quyết định không dùng cơ chế ngắt mạch này trong vài năm tới. Ảnh: Reuters.
su kien kinh te noi bat anh 4
Ngày 19/1, Bắc Kinh công bố số liệu kinh tế cho thấy Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong 25 năm qua. Về mục tiêu tăng trưởng cho năm 2016, lần đầu tiên kể từ năm 1995, Bắc Kinh công bố khoảng mục tiêu thay vì con số nhất định. Ảnh: The New York Times.
su kien kinh te noi bat anh 5
Cùng với cổ phiếu, giá dầu thế giới rớt thảm do khủng hoảng thừa. Việc Mỹ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận với Iran, tình trạng dầu bán không ai mua càng trở nên trầm trọng. Ngày 9/2, giá dầu xuống đáy với 26,05 USD/thùng, thấp nhất trong vòng 13 năm qua. Các chuyên gia nhận định đây là một dấu hiệu xấu đối với nền kinh tế. Ảnh: Shutter Stock.
su kien kinh te noi bat anh 6
Trước tình hình đó, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất khác cùng nhau đàm phán, đi đến thỏa thuận giảm sản lượng khai thác. Sau nhiều tháng họp bàn căng thẳng, ngày 30/11, các bên đã đi đến thống nhất. Giá dầu thế giới tăng ngay lập tức với mức 8,7%, tương đương 50,43 USD/thùng, mức tăng cao nhất kể từ ngày 17/2. Ảnh: The Wall Street Journal.
su kien kinh te noi bat anh 7
Hồi tháng 4, một bộ gồm 11,5 triệu tài liệu mật được tạo ra bởi nhà cung cấp dịch vụ Mossack Fonseca bị lộ, khiến cả thế giới chấn động. Rất nhiều quan chức và cựu quan chức chính quyền tại các quốc gia dính líu trong tài liệu của thiên đường thuế, như Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Thủ tướng Ireland Sigmundur Gunnlaugsson hay Quốc vương Salman bin Abdulaziz. Giới truyền thông gọi những bộ tài liệu này là Hồ sơ Panama. Ảnh: New Yorker.
su kien kinh te noi bat anh 8
5 tháng sau Hồ sơ Panama, bộ dữ liệu mới gồm 1,3 triệu tập tin liên quan đến gần 176.000 tổ chức và công ty ma đăng ký tại Bahamas, một trong những thiên đường thuế khét tiếng nhất thế giới tiếp tục bị lộ. Hồ sơ gồm tên tuổi của nhiều quan chức trên thế giới như Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh Amber Rudd, cựu Ủy viên Ủy ban Cạnh tranh châu Âu Neelie Kroes, hay người có thể sẽ trở thành thủ tướng Mông Cổ Sukhbaatar Batbold. Ảnh: Getty.
su kien kinh te noi bat anh 9
Kinh tế thế giới năm 2016 tiếp tục rúng động với việc đa số người Anh chọn phương án rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) sau 43 năm gắn bó. Tuy phải mất khoảng 2 năm để hoàn tất thủ tục nhưng tài chính quốc tế đã bị xáo động ngay lập tức. Chỉ vài phút sau khi công bố, giá dầu thô giảm 5,59%, đồng euro giảm 3,8%, đồng bảng Anh mất hơn 10%, xuống mức thấp nhất kể từ năm 1985, trong khi vàng tăng mạnh với 8,1%. Giao dịch của Nikkei phải tạm dừng 10 phút sau khi chứng khoán toàn cầu giảm mạnh. Ảnh: Reuters.
su kien kinh te noi bat anh 10
Với kết quả này, nội bộ nước Anh bị chia rẽ. Giới quan sát quan ngại những vùng như Scotland có thể tách khỏi Anh để ở lại EU. Các chuyên gia kinh tế nhận định Brexit tác động xấu đến toàn bộ nền kinh tế thế giới, đặc biệt tại châu Âu và các quốc gia châu Á như Việt Nam và Singapore. Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo sự rối loạn trên thị trường tài chính và các vấn đề toàn cầu sau cuộc bỏ phiếu Anh rời khỏi EU. Song những số liệu gần đây cho thấy ảnh hưởng này không nghiêm trọng như dự đoán. Ảnh: Reuters.
su kien kinh te noi bat anh 11
Ngày 30/9, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ban hành giỏ tiền tệ quốc tế mới, còn gọi là Quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Như vậy, SDR hiện tại gồm đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, USD của Mỹ, đồng euro của EU, đồng yen của Nhật và đồng bảng Anh. Phát biểu tại thủ đô Washington của Mỹ, Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde cho hay đây là "lần đầu tiên" trong lịch sử giỏ SDR được mở rộng. Ảnh: Bloomberg
su kien kinh te noi bat anh 12
Ngày  8/11, tỷ phú Donald Trump, người chưa từng có kinh nghiệm chính trị cũng như giữ chức vụ công trong bộ máy hành chính, đắc cử tổng thống thứ 45 của Mỹ. Kết quả này đi ngược lại với phần lớn khảo sát nghiêng về bà Hillary Clinton. Sau khi phần thắng nghiêng về phía ông Trump, giá vàng thế giới tăng mạnh với 4,9%. Chứng khoán toàn cầu chuyển đỏ. Ngân hàng Deutsche Bank từng dự báo chứng khoán châu Âu có thể giảm mạnh, đến 10% nếu ông Trump giành chiến thắng. Quan chức tài chính Nhật và EU họp khẩn. Ảnh: Getty.
su kien kinh te noi bat anh 13
Tuy nhiên sang ngày hôm sau, tài chính thế giới đảo chiều. Nhiều người hy vọng vị tỷ phú này có thể mang lại luồng gió mới. Ảnh: Reuters.

Ứng viên ngoại trưởng Mỹ của Trump giàu cỡ nào?

Theo Forbes, ứng viên ngoại trưởng Mỹ dưới thời Trump được bình chọn là người quyền lực thứ 25 của thế giới và sở hữu số cổ phiếu trị giá 218 triệu USD trong ExxonMobil.

Kẻ khóc, người cười trên chiếu bạc sau chiến thắng của Trump

Ngành công nghiệp cá cược của nước Anh ước tính phải chi hàng chục triệu USD cho những người đặt cửa cho chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016.


Kim Ngân (tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm