Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những sự cố máy bay va chạm với chim

Loài chim trời tưởng chừng vô hại nhưng là một trong những nguyên nhân gây ra hàng loạt sự cố hàng không trên thế giới nhiều năm qua.

Ngày 22/9/1995, một chiếc Boeing E-3 Sentry AWACS của Không quân Mỹ số hiệu 77-0354 rơi không lâu sau khi cất cánh từ căn cứ. Một vài con ngỗng đã bay vào động cơ gây hư hại nghiêm trọng. Máy bay rơi ở vị trí cách đường băng khoảng 3 km khiến toàn bộ 24 người trên phi cơ thiệt mạng. Ảnh: Flight Global
Ngày 22/9/1995, một chiếc Boeing E-3 Sentry AWACS của Không quân Mỹ số hiệu 77-0354 rơi không lâu sau khi cất cánh từ căn cứ. Một vài con ngỗng đã bay vào động cơ gây hư hại nghiêm trọng. Máy bay rơi ở vị trí cách đường băng khoảng 3 km khiến toàn bộ 24 người trên phi cơ thiệt mạng. Ảnh: Flight Global

Ngày 4/1/2009, trực thăng Sikorsky S-76 đâm phải một con chim ưng đuôi đỏ khi đang bay qua không phận bang Louisana (Mỹ) chỉ 7 phút sau khi cất cánh. Chim ưng lao vào kính chắn gió của trực thăng ở vị trí bên phải phi công. Vụ va chạm khiến phần kính bị vỡ, dẫn đến hàng loạt sự cố làm cho máy bay rơi xuống một đầm lầy. Cả hai phi công và 6 trong 7 hành khách thiệt mạng, theo NTSB. Những hành khách còn lại bị thương rất nặng. Ảnh: Flight Global

Ngày 15/01/2009, một chiếc Airbus A320 của hãng US Airways chở 155 người trên khoang lao xuống sông Hudson, tại thành phố New York. Phát ngôn viên hãng hàng không cho biết, đàn ngỗng đã lao vào cả hai động cơ máy bay trước khi hạ cạnh xuống mặt sông. Rất may, toàn bộ hành khách và phi hành đoàn đều an toàn. Ảnh: Reuters
Hôm 31/7/2012, khi đang chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay quốc tế Denver (Mỹ), chiếc Boeing 737 của hãng United Airlines va chạm với một con chim trời. Sự việc gây ra một lỗ thủng lớn ở phần mũi của máy bay nhưng nó vẫn hạ cánh an toàn và toàn bộ 151 hành khách không bị thương. Các nhân viên của sân bay Denver cho biết, con chim lao vào phi cơ với tốc độ khoảng 40 km/h. Ảnh: ABC7
Hôm 31/7/2012, khi đang chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay quốc tế Denver (Mỹ), chiếc Boeing 737 của hãng United Airlines va chạm với chim trời. Sự việc gây ra một lỗ thủng lớn ở phần mũi của máy bay nhưng nó vẫn hạ cánh an toàn và toàn bộ 151 hành khách không bị thương. Các nhân viên của sân bay Denver cho biết, con chim lao vào phi cơ với tốc độ khoảng 40 km/h. Ảnh: ABC7
Vết lõm, trầy xước và vết máu xuất hiện trên mũi máy bay của hãng Hainan Airlines sau cú va chạm với chim. Ảnh: wantinews.
Lúc 19h50 sáng 16/5/2014, chuyến bay HU-7863 của hãng Hainan Airlines (Trung Quốc) với lộ trình từ tỉnh Sơn Tây tới thành phố Hạ Môn đâm phải một con chim khi vừa đến sân bay Lạc Cương Hợp Phì tại thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy để quá cảnh, theo Global Times. Nhiều hành khách khác chứng kiến cảnh tượng mũi của máy bay lõm, trầy xước và dính máu sau khi phi cơ hạ cánh an toàn tại sân bay. Ảnh: Wantinews.

Hình ảnh máy bay bị hư hại được đăng trên mạng xã hội. Ảnh: RT/Twitter
Trang Mirror ngày 6/5/2015 cho biết, khi đang đáp xuống phi trường ở thị trấn Nevsehir, miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ, máy bay Boeing 737 của Turkish Airlines va chạm mạnh với một con chim lớn, khiến phi cơ bị hư hại. Rất may không hành khách nào bị thương sau sự cố. Một phát ngôn viên của hãng Turkish Airlines cho biết: “Thiệt hại do chim gây ra trên phần mũi máy bay là sự cố phổ biến trong ngành hàng không dân dụng. Mũi máy bay thường được làm bằng vật liệu mềm để giảm các tác động như vậy”. Ảnh: RT/Twitter

Lý giải nguyên nhân

Số vụ va chạm giữa máy bay với động vật ở Mỹ đang  tăng hàng năm, từ gần 1.800 vụ năm 1990 lên hơn 9.600 vụ năm 2010. Trong đó, 97,2% số vụ liên quan đến chim, theo thống kê của Cục Hàng không Liên bang Mỹ. 70% số vụ xảy ra khi máy bay đang ở độ cao dưới 150 m.

Theo các nhà khoa học Mỹ, nguyên nhân khiến nhiều loài chim thường hay đâm hoặc bị đâm vào máy bay, xe tải là do chúng không tính đến tốc độ của chướng ngại vật để tránh, mà chỉ quan tâm tới khoảng cách giữa chúng và vật cản tại một thời điểm nhất định.

Chênh lệch tốc độ giữa máy bay và chim càng lớn thì tác động của vụ va chạm đối với máy bay càng đáng sợ. Trọng lượng của chim cũng là một yếu tố, nhưng khác biệt tốc độ có vai trò lớn hơn. Một đàn chim sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu chúng đâm vào máy bay nhiều lần.  

Các nhà nghiên cứu thấy rằng, những con chim thường không thể tránh được các phương tiện giao thông có tốc độ di chuyển nhanh hơn 120 km/h.

Theo các nhà khoa học, lắp đèn ở đầu cánh máy bay có thể cảnh báo các loài động vật từ xa, giảm nguy cơ của các vụ va chạm đáng tiếc.


Máy bay phát tín hiệu khẩn cấp khi vào không phận Anh

Một chuyến bay của hãng Virgin Atlantic từ thành phố Las Vegas (Mỹ) tới Manchester (Anh) phát tín hiệu hạ cánh khẩn cấp giữa không trung ngày 17/8.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm