Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những sinh vật gây tò mò nhất thế giới

Trong chuyến thám hiểm kéo dài hai tuần, các nhà sinh vật học phát hiện hơn 160 loài sinh vật chưa từng biết đến trước đây tại vùng núi Kinabalu ở Borneo.

Những sinh vật gây tò mò nhất thế giới

Trong chuyến thám hiểm kéo dài hai tuần, các nhà sinh vật học phát hiện hơn 160 loài sinh vật chưa từng biết đến trước đây tại vùng núi Kinabalu ở Borneo.

Các chuyên gia thu thập mẫu sinh vật mới.

Chuyến thám hiểm của 40 chuyên gia thuộc Trung tâm Đa dạng Sinh học Naturalist (Hà Lan) và nhóm bảo tồn Sabah Park (Malaysia) đến vùng núi Kinabalu đã phát hiện một kho tàng sinh học khổng lồ gồm 160 loài sinh vật mới, thu thập 3.500 mẫu DNA của 1.400 loài.

Chủ nhiệm chương trình thám hiểm Menno Schilthuizen xác nhận: “Đây là chuyến thám hiểm thành công. Chúng tôi theo bước chân của Alfred Rusel Wallce – người mô tả phiên bản đầu tiên về lý thuyết tiến hóa tại Borneo”. Các chuyên gia đã phát hiện nhiều loài sinh vật mới như nhện, bọ cánh cứng, ốc, chuồn chuồn, mối, cây dương xỉ…; một số loài nấm và có thể một loại ếch lạ.

Trở về phòng thí nghiệm, nhóm chuyên gia sinh học Hà Lan phân tích mã di truyền và tạo gia phả cho thực vật, nấm và động vật đã được phát hiện trong chuyến thám hiểm về chủ đề tiến hóa trên thực địa trên.

Các nhà khoa học hy vọng rằng những nghiên cứu về DNA tiếp theo sẽ được đúc kết bằng những công bố khoa học về con đường tiến hóa sinh vật ở khu vực được mệnh danh là trái tim Borneo trong vòng một năm tới.

 Một loại nấm được phát hiện trong cánh rừng nằm ở độ cao 2.000 m so với mực nước biển.
Một loại nấm có thể phát sáng trong đêm.
Loài cây trông như cái toilet cho các loại động vật khác "trút bầu tâm sự".
Loài sâu bướm mới.
Động vật biết bay Teleopsis pallifacies có đôi mắt đặc biệt để thu hút bạn tình
Loài nhện lần đầu tiên được phát hiện.
Đây có thể là một loài ếch lạ.
 

Theo Người Lao động

Theo Người Lao động

Bạn có thể quan tâm