Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những 'sát thủ' tinh vi trong thế giới điệp viên

Ít người biết đến các công cụ điệp viên sử dụng để thực hiện nhiệm vụ mật. Thông thường, những công cụ này chỉ được công khai khi gián điệp bị bắt hoặc chúng không còn phát huy hiệu quả.

Những 'sát thủ' tinh vi trong thế giới điệp viên

Ít người biết đến các công cụ điệp viên sử dụng để thực hiện nhiệm vụ mật. Thông thường, những công cụ này chỉ được công khai khi gián điệp bị bắt hoặc chúng không còn phát huy hiệu quả.

Bảo tàng Gián điệp quốc tế tại Washington, D.C, Mỹ đang trưng bày nhiều mô hình công cụ gián điệp được thiết kế hết sức tinh vi từng được các điệp viên của KGB và CIA sử dụng.

Máy ảnh mini

Trong những năm 1970, KGB đã sử dụng chiếc máy ảnh mini giấu trong áo choàng này để tác nghiệp. Ống kính của máy ảnh được thiết kế giống như chiếc khuy áo ngực. Với thiết bị này, điệp viên có thể dễ dàng chụp một bức ảnh mà không bị phát hiện thông qua bộ điều khiển được giấu trong túi áo khoác. Đây là một trong một số mô hình của máy ảnh khuy áo được sử dụng rộng rãi ở Liên Xô, châu Âu và Bắc Mỹ. 

Máy ảnh khuy áo

Bộ công cụ giúp trốn thoát của CIA

Những hình ảnh dưới đây là một bộ công cụ tẩu thoát được các điệp viên CIA sử dụng trong những năm 1960. Những con dao nhỏ được đặt trong các viên nang có thể giúp điệp viên trốn thoát trong trường hợp bị đối phương bắt. Vấn đề là ở chỗ, những viên nang này sẽ được đặt bên trong trực tràng của người điệp viên.

Bộ công cụ giúp điệp viên trốn thoát trong gang tấc khi bị bắt

Tự “giải thoát” khi bị tra tấn

Trong trường hợp bị đối phương bắt và tra tấn, trong những năm 1970, một điệp viên CIA có thể lựa chọn cái chết bằng cách nhai viên xy-a-nua được giấu bên trong cặp kính này. 

Thuốc độc được giấu trong cặp kính để điệp viên tự sát khi cần thiết.

Máy nghe lén vào trong giày

Trong những năm 1960-1970, cơ quan mật vụ của Romania đã cài máy nghe lén vào giày của các nhà ngoại giao Mỹ để theo dõi. Thông thường, các nhà ngoại giao ít khi mua sắm quần áo, giày dép tại nước sở tại mà thường chuyển từ nước mình sang. Nắm được điều này, mật vụ Romania đã chặn những đôi giày này tại bưu điện và cài máy nghe lén vào gót giày để giám sát các cuộc nói chuyện của các nhà ngoại giao.

Thiết bị nghe lén được cài vào đế giày.

Máy chỉ dẫn mục tiêu của CIA

Dưới đây là thiết bị chỉ dẫn mục tiêu được CIA sử dụng trong những năm 1970. Thiết bị này phát đi tín hiệu radio cho các phi công để chỉ dẫn đánh bom các mục tiêu và trinh sát các địa điểm định sẵn.

Thiết bị chỉ thị mục tiêu.

Tẩu súng

Trong Thế chiến thứ 2, lực lượng Đặc nhiệm Anh sử dụng một chếc tẩu đặc biệt để tiêu diệt đối phương. Chiếc tẩu này có thể bắn một viên đạn nhỏ và hạ gục đối phương ở cự ly gần. 

Súng hình chiếc tẩu.

Đồng hồ máy ảnh

Đây là một công cụ gián điệp từ thời hậu Thế chiến thứ 2, cho phép điệp viên chụp những bức ảnh trong khi giả vờ kiểm tra thời gian.

Đồng hồ kiêm chức năng chụp ảnh.

Cây nghe lén

Trong những năm 1970, các nhân viên tình báo Mỹ đã giấu một thiết bị gián điệp trong một gốc cây nhân tạo và trồng nó trong một khu rừng ở ngoại ô Moscow để nghe trộm các tín hiệu radar và liên lạc của một hệ thống tên lửa của Liên Xô.

Các tín hiệu thu được được lưu trữ và truyền qua vệ tinh tới một căn cứ  mặt đất tại Mỹ. Các gốc cây giả này hoạt động nhờ sạc pin từ năng lượng mặt trời.

KGB cuối cùng phát hiện ra các thiết bị này.

Thiết bị nghe lén của CIA.

Máy ảnh bút bi

Chiếc máy ảnh hình bút bi này được các điệp viên CIA sử dụng vào cuối những năm 1970. Nó được thiết kế đặc biệt để chụp ảnh các tài liệu. Thiết bị này từng được Aleksandr Ogorodnik (mật danh là Trigon), một nhà ngoại giao cấp cao của Liên Xô được CIA tuyển dụng, sử dụng trong những năm 1970. Ogorodnik đã chuyển hàng trăm tài liệu mật về Mỹ trước khi ông ta bị KGB bắt. Ông tự sát bằng cách sử dụng một viên thuốc độc của CIA trước khi KGB có thể để buộc ông phải ký vào bản thú nhận.

Máy ảnh hình chiếc bút bi

Đồng xu mang tin

Được KGB sử dụng từ đầu những năm 1950, đồng xu này có thể giấu các “microfilm và microdot” là các tài liệu dưới dạng văn bản hoặc hình ảnh đã được thủ nhỏ đáng kể dung lượng. Đồng xu này được mở bằng cách lồng một cái kim nhỏ vào trong một cái lỗ nhỏ phía trước đồng xu.

Tài liệu được thu nhỏ giấu trong đồng xu.

Bom than và bộ công cụ ngụy trang

Loại bom này được Phòng Biệt vụ (tiền thân của CIA) sử dụng trong những năm 1940. Với bộ công cụ ngụy trang đi kèm, một điệp viên có thể biến thiết bị nổ này giống như một cục than. Khi được xúc lẫn vào lò, viên than này sẽ phát nổ.

Một quả bom được ngụy trang thành viên than

Bi đông chứa thiết bị nổ

Thiết bị này từng được tình báo lục quân Mỹ sử dụng trong thời kỳ Thế chiến thứ 2 để giấu các thiết bị nổ nhằm phá hủy các căn cứ của đối phương.

Thiết bị nổ được giấu trong bi đông nước

Bồ câu chụp ảnh gián điệp

Máy ảnh được sử dụng rộng rãi để chụp hình ảnh binh lính và công sự lần đầu tiên trong Thế chiến I, cho phép các điệp viên nghiên cứu vũ khí của đối phương và vẽ các bản đồ địa hình.

Nhưng làm thế nào để đưa một máy ảnh vào lãnh thổ đối phương mà không gây nguy hiểm tới tính mạng của một phi công? Một giải pháp tối ưu đã được lựa chọn. Các chú “chim bồ câu yêu nước” đã được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ này. Được trang bị các máy ảnh nhỏ, các chú chim bồ câu có thể bay lượn trên các vị trí quân sự và chụp ảnh mà không bị phát hiện.

Trinh sát trên không bằng bồ câu.

Tài liệu trong khuy măng sét

Khuy măng sét là một phụ kiện thời trang giúp tạo nên sự lịch lãm cho giới mày râu. Tuy nhiên, trong những năm 1950, nó đã được KGB sử dụng để tuồn những tài liệu mật qua biên giới. Những tài liệu này được thu nhỏ lại dưới dạng microdot và được giấu trong các khuy măng sét.

Tài liệu thu nhỏ giấu trong các khuy măng sét.

La bàn hình cúc quần

Chiếc la bàn hình cúc quần này được khâu vào quần, có thể giúp người điệp viên xác định hướng đi tới biên giới. Trên mặt của cúc được chạm 2 nốt tròn chỉ phương bắc và một nốt tròn chỉ phương nam.

La bàn mini hình cúc quần

Thanh Hương

Theo Infonet

Thanh Hương

Theo Infonet