Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những sạp báo 30 năm còn sót lại thời công nghệ

Kể từ khi báo mạng điện tử phát triển, để tìm được một sạp bán báo giấy trên vỉa hè, đường phố, không còn dễ dàng như trước.

nhung sap bao in tai Thu Do anh 1

Giữa những dòng xe vội vã tấp nập, vẫn còn đâu đó bên vỉa hè vài sạp báo nhỏ, bán kèm dăm chiếc phong bì, tập truyện tranh. Những sạp báo ở đó cùng nắng mưa, nép mình bên dưới gốc cây cổ thụ. Nhiều sạp báo ở Hà Nội tồn tại đến 30 năm, như trên đường Phan Đình Phùng, Phan Huy Chú, Nghĩa Tân, Hàng Trống...

nhung sap bao in tai Thu Do anh 2

Khu phố Đinh Tiên Hoàng, Hai Bà Trưng nhộn nhịp từ lúc 5h. Đây là nơi tập kết báo để giao đến các sạp bán lẻ tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Ông Hùng, người đã làm nghề phân phối báo từ những năm 90, cho biết: "Sau khi lấy báo từ nhà in, 4h30, chúng tôi đã ngồi đây. Sợ nhất ngày mưa hay nắng to, người dân ít ra đường, bán sỉ, lẻ đều bị ảnh hưởng".

nhung sap bao in tai Thu Do anh 3

Hầu hết chủ sạp báo đều gặp khó khăn khi người dân chuyển qua đọc báo mạng. "Trước đậy, tôi giao 4.000-5.000 tờ báo mỗi ngày, bây giờ chỉ còn 1.000. Lượng người ngồi đây phân phối báo đã giảm đi một nửa", một chủ khác cho biết.

nhung sap bao in tai Thu Do anh 4

Ánh nắng buổi sớm mai xiên qua mấy kẽ lá sấu cũng là lúc sạp báo trên đường Lý Nam Đế mở cửa. Hơn 30 năm qua, cứ 5h đến 19h, người phụ nữ bán báo lại ngồi đây phục vụ độc giả. Đây là nghề cha truyền, con nối của gia đình chị.

nhung sap bao in tai Thu Do anh 5

Tranh thủ lúc chưa có khách, chủ sạp báo dập ghim thành từng quyển báo, rồi đọc nhanh qua mấy tờ báo mới. Có ngày bán hết, ngày không, số báo cứ tích dần chật chội cả xe đẩy. Nhiều khi, chị bán rẻ báo cũ cho mấy anh xe ôm, tiệm trà đá gần đó đọc.

nhung sap bao in tai Thu Do anh 6

Tiếng rao đi khắp ngõ ngách Hà Nội "Muốn biết chi tiết, mời các bạn đón đọc báo..." giờ đây đã trở thành ký ức của người Hà Thành. Thật khó để bắt gặp lại những người bán báo rong.

nhung sap bao in tai Thu Do anh 7

Sạp báo trên đường Hàng Trống cũng là một trong những sạp báo đầu tiên của Hà Nội, với hơn 30 năm. Dù không còn ở thời hoàng kim, người mua tranh giành nhau để được đọc báo như hồi ức của chủ tiệm, sạp báo vẫn như ngọn lửa cháy âm ỉ, giữ văn hoá đọc của người Tràng An.

nhung sap bao in tai Thu Do anh 8

Ông Nguyễn Phùng Hải duy trì thói quen đọc báo gần nửa thế kỷ qua. Sáng sớm, ông đạp xe đi mua báo, tranh thủ đọc những tin tức mới rồi mới rời đi.

nhung sap bao in tai Thu Do anh 9

Những vị khách quen của sạp báo trên đường Phan Huy Chú (quận Hoàn Kiếm) hầu hết là người cao tuổi. Dù đã có các thiết bị điện tử thông minh, đây là thói quen khó bỏ. Đeo chiếc kính lão, hít hà mùi báo giấy, lật giở từng trang truyện nhiều kỳ đem đến niềm vui tuổi già cho các cụ

nhung sap bao in tai Thu Do anh 10

"Tôi vẫn túc tắc bán được trăm tờ báo một ngày. Chứng kiến lúc thịnh lúc suy của báo giấy, tôi thấy đọc giả vẫn yêu báo nói chung, nên vẫn tiếp tục phục vụ", bà Oanh dọn sạp báo ở Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) gọn gàng khi đã vơi gần hết báo ra số trong ngày.

Khai trương Bảo tàng Báo chí Việt Nam

Sáng 19/6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam chính thức được khai trương với sự tham dự của các lãnh đạo cấp cao. Đây là sự kiện quan trọng và tự hào của giới báo chí cả nước.

Nhan cach 'oc muon hon' la gi? hinh anh

Nhân cách 'ốc mượn hồn' là gì?

0

Sự trao đổi giữa người với người không thể nào cứ thông thuận mãi được, sẽ có mâu thuẫn, xung đột, không vui, muốn giải quyết những vấn đề này vẫn nên quay về giải quyết từ bản thân chuyện trao đổi.

Phương Lâm

Bạn có thể quan tâm