Thế giới
Ảnh & Video
Những quốc gia hỗn loạn nhất thế giới (kỳ 2)
- Thứ tư, 24/6/2015 03:00 (GMT+7)
- 03:00 24/6/2015
Đói nghèo, nội chiến, khủng bố và dịch bệnh tràn lan khiến các quốc gia vùng Trung Đông và châu Phi thêm bất ổn, ảnh hưởng đến an ninh chung trong khu vực.
|
Iraq đang đối mặt với mối đe dọa an ninh quốc gia nghiêm trọng do sự bành trướng của phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Xung đột sắc tộc giữa các dòng người Hồi giáo, quân đội yếu kém và chính phủ hoạt động không hiệu quả khiến đất nước này ngày càng hỗn loạn.
|
|
Haiti vẫn chưa thể phục hồi sau trận động đất kinh hoàng năm 2010 khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng. Khoảng 80% dân số Haiti sống dưới ngưỡng đói nghèo. Hơn một nửa ngân sách để chính phủ hoạt động phải phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài. |
|
Tham nhũng tràn lan, bất ổn chính trị, xung đột phe phái và đảo chính khiến những nhà đầu tư nước ngoài dần rút khỏi Guinea. Đây cũng là một trong những nước thiệt hại nặng nề trong dịch bệnh Ebola.
|
|
4 năm sau khi nội chiến xảy ra, Syria rơi vào nhóm nước báo động về tình trạng người tị nạn, nhân quyền và an ninh. Tháng 1/2015, Liên Hợp Quốc ước tính 220.000 người đã thiệt mạng trong những cuộc đối đầu bạo lực giữa quân đội chính phủ và phe nổi dậy.
|
|
Afghanistan vẫn đối mặt với sự đe dọa từ phiến quân Taliban dù nước này đã trải qua hơn nửa thập kỷ tái thiết với sự hỗ trợ của Mỹ và đồng minh. Sau khi lính Mỹ dần rút quân, các tay súng IS và Taliban đang chiếm lại lãnh thổ ở Afghanistan.
|
|
Yemen là một trong những quốc gia nghèo nhất ở Trung Đông. Gần đây, phiến quân Houthi và al-Qaeda tổ chức nhiều cuộc tấn công khiến chính phủ được quốc tế công nhận phải tháo chạy. Saudi Arabia đã thành lập liên minh để không kích tiêu diệt phiến quân tại Yemen.
|
|
Chad là nước có tỷ lệ tuổi thọ của người dân thấp nhất thế giới (49,49 tuổi). Dù hạ tầng yếu kém, quốc gia này đang phải tiếp nhận hơn 500.000 người tị nạn từ các nước lân cận.
|
|
Hàng chục nghìn người dân ở Cộng hòa Dân chủ Congo thiệt mạng trong các cuộc xung đột xảy ra mỗi năm. Thu nhập đầu người khoảng 400 USD một năm. Hơn 70% dân số sống dưới ngưỡng đói nghèo.
|
|
Chính phủ Sudan thường xuyên đối mặt với các nhóm nổi dậy ở Darfur, Blue Nile và miền Nam Khordofan. Những lệnh cấm vận quốc tế đẩy nền kinh tế nước này đến bờ vực gần sụp đổ. Từ năm 2007, Liên minh châu Phi phải cử quân đội đến Sudan để giúp ổn định tình hình trong cuộc xung đột tại Darfur.
|
|
Liên Hợp Quốc từng phải cử đội quân gìn giữ hòa bình đến Cộng hòa Trung Phi vì lo ngại những xung đột sắc tộc ở đây có thể dẫn đến nạn diệt chủng. |
|
Somalia không có một chính phủ có thể điều hành toàn quốc từ sau nội chiến năm 1991. Nước này luôn nằm cuối các bảng xếp hạng về nhân quyền, an ninh và tỷ lệ sống của trẻ em sơ sinh.
|
|
Là đất nước non trẻ nhất thế giới, Nam Sudan đối mặt với nội chiến chỉ 2 năm sau khi tuyên bố độc lập năm 2011. Tạp chí Foreign Policy nêu lên hàng loạt yếu kém của Nam Sudan như vấn đề về người tị nạn, dịch vụ công không hiệu quả, đấu tranh phe phái, chính phủ yếu kém...
|
Minh Anh
Ảnh: Business Insider
Liên Hợp Quốc
Trung Đông
Afghanistan
Châu Phi
Trung Đông
nội chiến
khủng bố
dịch bệnh
Ebola