Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những ổ dịch Covid-19 mới đe dọa các nền kinh tế châu Á

Đợt bùng phát dịch Covid-19 mới ở châu Á đã làm trầm trọng tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng của nguồn hàng hóa sản xuất lớn nhất thế giới. 

Theo Bloomberg, trong giai đoạn đầu của đại dịch, châu Á ứng phó tốt hơn các khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên, biến chủng Delta - nguy hiểm và lây lan nhanh hơn - đã đẩy nhiều nhà máy và bến cảng châu Á vào tình trạng hỗn loạn. Các ổ dịch mới xuất hiện trong bối cảnh số lượng hàng hóa tăng cao để chuẩn bị cho mùa mua sắm dịp lễ Giáng sinh.

Những đợt bùng phát giáng thêm đòn cho các nhà xuất khẩu, vốn đã trải qua một năm tệ hại vì chi phí vận chuyển gia tăng, tình trạng thiếu hụt container và chất bán dẫn.

"Biến chủng Delta có thể sẽ làm gián đoạn đáng kể thương mại ở châu Á. Tính đến nay, hầu hết thị trường đều kiểm soát virus tốt. Nhưng nếu virus tiếp tục lan rộng, vận may sẽ không còn kéo dài ở nhiều nơi", ông Deborah Elms, Giám đốc điều hành của Trung tâm Thương mại Châu Á (có trụ sở tại Singapore), nhận định.

Bien chung Delta anh 1

Hồi tuần trước, các nhà chức trách Trung Quốc đã phải đóng cửa một bến tàu ở cảng Ninh Ba - Chu Sơn, cảng container lớn thứ 3 thế giới.. Ảnh: Bloomberg.

Triển vọng suy yếu

Giá dầu tại châu Á tiếp tục sụt giảm vào đầu tuần. Biến chủng Delta đã làm suy yếu triển vọng về nhu cầu trên toàn cầu.

Tại Trung Quốc, các ca nhiễm mới khiến cảng container đông đúc thứ ba thế giới bị đóng cửa một phần. Nhiều nhà máy ở Đông Nam Á phải ngừng sản xuất hàng điện tử, may mặc và những mặt hàng khác.

Sự bùng nổ xuất khẩu vốn là lá chắn của các nền kinh tế dựa vào thương mại trong thời kỳ đại dịch. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã dự báo châu Á sẽ dẫn đầu mức tăng 8% vào năm nay trong thương mại hàng hóa toàn cầu.

Biến chủng Delta đã xuất hiện và lây lan nhanh ở Trung Quốc. Indonesia dẫn đầu Đông Nam Á về số ca nhiễm mới và tử vong.

Trên thực tế, số ca nhiễm được ghi nhận ở Trung Quốc thấp hơn nhiều quốc gia khác, bao gồm Mỹ. Tuy nhiên, giới chức Bắc Kinh đã nhanh chóng áp dụng các biện pháp cách ly ổ dịch, thắt chặt kiểm soát di chuyển và xét nghiệm hàng loạt để ngăn ngừa virus lây lan.

Bien chung Delta anh 2

Các nhà kinh tế cảnh báo rủi ro từ những quốc gia châu Á có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Ảnh: Bloomberg.

Hồi tuần trước, các nhà chức trách đã phải đóng cửa một bến tàu ở cảng Ninh Ba - Chu Sơn. Đây là cảng container lớn thứ 3 thế giới. Nguyên nhân là một công nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19. Cảng xử lý khoảng 78.000 container mỗi ngày.

Trước đó, cảng Diêm Điền tại Thâm Quyến cũng bị đóng cửa, gần ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận chuyển quốc tế.

Tại Đông Nam Á, hoạt động sản xuất cũng sụt giảm, các nhà máy phải chật vật để duy trì hoạt động. Theo ước tính của Natixis, Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan chiếm 5,7% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Tuy nhiên, những quốc gia kể trên có thể tác động rất lớn đến các nền kinh tế lớn hơn như Mỹ và Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực điện tử.

Trung Quốc nhập khẩu 38% máy xử lý dữ liệu và 29% thiết bị viễn thông từ 5 quốc gia. Mỹ cũng phụ thuộc về chất bán dẫn. Bloomberg nhận định tác động cũng mở rộng sang các trung tâm xuất khẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tháng trước, Samsung Electronics Co. tiết lộ doanh thu trong lĩnh vực kinh doanh điện thoại di động bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát tại Việt Nam.

Chi phí leo thang

Ông Phạm Hồng Việt, Chủ tịch kiêm CEO Harco Shoes and Materials Manufacturing Co., cho rằng tình hình trở nên tồi tệ khi hầu hết nhà máy ở các tỉnh miền nam phải ngừng hoạt động. Doanh nghiệp phía bắc cũng gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất.

Các nhà kinh tế đã bắt đầu hạ dự báo tăng trưởng của châu Á. Theo số liệu trong dự báo tức thời (nowcast) của Bloomberg Economics, GDP toàn cầu trong quý III đang trên đà tăng 1,8% so với quý trước đó. Nền kinh tế vẫn gửi đi những tín hiệu khả quan.

Tuy nhiên, các chuyên gia của Bloomberg cảnh báo Trung Quốc đang đối mặt với những rủi ro mới khi đất nước tìm cách ngăn chặn sự bùng phát của chủng Delta.

Các nhà kinh tế tại JPMorgan Chase & Co. cũng nhấn mạnh rủi ro từ các quốc gia châu Á có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Năm ngoái, vào thời kỳ đỉnh dịch, tôi cho rằng điều này chỉ là ngắn hạn. Nhưng càng ngày, tôi càng nhận thấy sẽ rất khó có một sự thay đổi đáng kể

- Ông Lanm Lai, Giám đốc ngoại thương của CNC Electric (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc)

Làn sóng lây nhiễm mới diễn ra khi các nhà xuất khẩu vẫn chịu áp lực từ chi phí vận chuyển đường biển tăng vọt, chủ yếu do thiếu container vận chuyển.

Chỉ số Drewry World Container Index đạt 9.421,48 USD/container 12 m, cao hơn khoảng 350% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Thách thức lớn đối với chúng tôi là chi phí vận chuyển quốc tế cao, gấp đôi, thậm chí gấp ba trước đại dịch”, ông Lanm Lai, Giám đốc ngoại thương của CNC Electric (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc), chia sẻ.

"Năm ngoái, vào thời kỳ đỉnh dịch, tôi cho rằng điều này chỉ là ngắn hạn. Nhưng càng ngày, tôi càng nhận thấy sẽ rất khó có một sự thay đổi đáng kể", ông than vãn.

Những giám đốc điều hành như ông Raymond Ren tại Pinghu Kaixin Plastic Industry Co. Ltd. - công ty sản xuất túi xách và vali du lịch ở tỉnh Chiết Giang - không hy vọng mọi thứ sẽ sớm thay đổi.

"Tôi không cho rằng sẽ có bất cứ điều gì đảo ngược điều này trong ngắn hạn", ông tuyệt vọng. "Các vị chẳng thể đoán trước điều gì vào đại dịch này", ông Ren nói thêm.

Biến chủng Delta không phải mối đe dọa duy nhất đối với Trung Quốc

Những con số mới nhất cho thấy dấu hiệu suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc. Biến chủng Delta không phải trở ngại duy nhất cản đường phục hồi kinh tế của đất nước 1,4 tỷ dân.

Biến chủng Delta khiến Trung Quốc thua xa Mỹ về tốc độ tăng trưởng

Phản ứng của Mỹ và Trung Quốc đối với biến chủng Delta ảnh hưởng đến triển vọng của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Về ngắn hạn, Mỹ bỏ xa Trung Quốc về tăng trưởng GDP.

Thảo Cao

Bạn có thể quan tâm