Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những nước sẽ chi 'không tiếc tay' cho vũ khí hạt nhân

Trong thập kỷ tới, các cường quốc hạt nhân có kế hoạch chi tiêu hàng trăm tỉ USD nhằm hiện đại hóa và nâng cấp các loại vũ khí nguyên tử cùng với hệ thống tên lửa chuyên dụng.

Những nước sẽ chi 'không tiếc tay' cho vũ khí hạt nhân

Trong thập kỷ tới, các cường quốc hạt nhân có kế hoạch chi tiêu hàng trăm tỉ USD nhằm hiện đại hóa và nâng cấp các loại vũ khí nguyên tử cùng với hệ thống tên lửa chuyên dụng.

>>Tên lửa mới của Iran có thể đánh chìm 'siêu tàu chiến'
>>Nga thử nghiệm tên lửa mang 12 đầu đạn hạt nhân
>>Tàu ngầm hạt nhân Nga gặp nạn vì… tàu cá

Theo một báo cáo được Hội đồng Thông tin An ninh Mỹ - Anh công bố, các cường quốc hạt nhân vẫn sẽ chi không tiếc tay để sở hữu những loại vũ khí hạt nhân mới có độ chính xác cao, đồng thời nâng cao khả năng tác chiến cũng như tầm hoạt động của loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân chuyên dụng.

Ngoài ra, những nước vốn sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm mục đích răn đe đã và đang phát triển chúng trở thành nòng cốt của quân đội trong thập kỉ tới. Điều đó là lí do để các quốc gia vốn coi đầu đạn hạt nhân là thế mạnh tấn công lo ngại bị vượt mặt và đầu tư thêm tiền để nâng cấp loại vũ khí chống lại loài người này.

Dưới đây là những cường quốc hạt nhân và kế hoạch chi tiêu không tiếc tay của họ trong thập kỉ tới.

Hoa Kỳ

Những nước sẽ chi 'không tiếc tay' cho vũ khí hạt nhân

Tên lửa liên lục địa Atlas của Mỹ được chế tạo để mang theo đầu đạn hạt nhân.

Washington đang có kế hoạch chi tiêu 700 tỉ USD để phát triển và nâng cấp các loại vũ khí hạt nhân của mình trong vòng một thập kỉ tới. Ngoài ra, một khoản 92 tỉ USD sẽ được sử dụng để nghiên cứu phát triển các loại đầu đạn hạt nhân mới cùng với 12 tàu ngầm nguyên tử có khả năng mang theo tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình có khả năng mang theo đầu đạn và bom hạt nhân.

Nga

Những nước sẽ chi 'không tiếc tay' cho vũ khí hạt nhân

Tên lửa Baluva của Nga có khả năng mang theo 6 tới 10 đầu đạn hạt nhân.

Moscow sẽ đầu tư khoảng 70 tỉ USD để cải thiện bộ ba chiến lược của mình, bao gồm trên bộ, trên biển và hệ thống tên lửa đạn đạo cho tới năm 2020. Theo đó, Nga đang phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân tấn công riêng rẽ, đồng thời phát triển hệ thống tàu ngầm nguyên tử thế hệ mới có khả năng mang theo những loại tên lửa trên. Có thông tin cho rằng, Nga đang có kế hoạch xây dựng hệ thống tên lửa hạt nhân tầm ngắn trang bị cho 10 lữ đoàn trong thập kỉ tới.

Trung Quốc

Những nước sẽ chi 'không tiếc tay' cho vũ khí hạt nhân

Tên lửa Đông Phong-21D của Trung Quốc.

Bắc Kinh đang khẩn trương phát triển hệ thống tên lửa tầm trung và xa, có khả năng mang theo nhiều đầu đạn. Ngoài ra, nước này đang tiến hành đóng mới 5 tàu ngầm có khả năng triển khai 36 đến 60 tên lửa đạn đạo từ trên biển.

Pháp

Những nước sẽ chi 'không tiếc tay' cho vũ khí hạt nhân

Máy bay ném bom hạt nhân Mirage 2000N của Pháp.

Paris vừa cho hạ thủy bốn tàu ngầm thế hệ mới được trang bị hệ thống tên lửa tầm xa trang bị đầu đạn hạt nhân được đánh giá là “mạnh mẽ hơn”. Ngoài ra, nước này cũng đang tiến hành hiện đại hóa phi đội máy bay ném bom hạt nhân của mình.

Paskistan

Những nước sẽ chi 'không tiếc tay' cho vũ khí hạt nhân

Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Shaheen II của Pakistan.

Islamabad đang cố gắng nâng tầm hoạt động loại tên lửa tự sản xuất Shaheen II, đồng thời phát triển các loại tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân và thu nhỏ kích thước cũng như trọng lượng, nhưng không làm giảm hiệu quả tác chiến của các loại đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, nước này đang triển khai xây dựng các lò phản ứng tạo Plutonium mới.

Ấn Độ

Những nước sẽ chi 'không tiếc tay' cho vũ khí hạt nhân

Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Agni của Ấn Độ

New Delhi đang nghiên cứu phát triển phiên bản mới của loại tên lửa phóng từ đất liền Agni để có khả năng đặt mọi mục tiêu trên lãnh thổ Pakistan và Trung Quốc dưới tầm ngắm, kể cả Bắc Kinh. Ngoài ra, Ấn Độ cũng đã hạ thủy thành công một chiến hạm có thể phóng tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân và đang nghiên cứu phát triển các loại tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân.

Israel

Những nước sẽ chi 'không tiếc tay' cho vũ khí hạt nhân

Sơ đồ cấu tạo tên lửa Jericho III.

Israel đang triển khai nâng tầm hoạt động của tên lửa Jericho III và phát triển các loại tên lửa liên lục địa, đồng thời cải tiến loại tên lửa hành trình hạt nhân để trang bị cho hệ thống tàu ngầm tác chiến của nước này.

Triều Tiên

Những nước sẽ chi 'không tiếc tay' cho vũ khí hạt nhân

Các loại tên lửa của Triều Tiên.

Bình Nhưỡng đã cho ra mắt loại tên lửa Musudan hồi năm 2010 với tầm bắn lên tới 2.500 dặm (hơn 4.000 km) có khả năng bắn tới các mục tiêu trên lãnh thổ Nhật Bản. Ngoài ra, nước này cũng đã thử nghiệm thành công tên lửa Taepodong-2 với tầm bắn 6.000 dặm (9.500 km), đủ khả năng chạm tới một nửa lãnh thổ nước Mỹ. Tuy nhiên, chưa ai dám chắc Triều Tiên có khả năng chế tạo đầu đạn hạt nhân kích thước nhỏ đủ để trang bị trên loại tên lửa này hay không.

Iran cũng là một trong những quốc gia đầu tư mạnh vào hạt nhân, nhưng thực lực của nước này hiện vẫn đang là dấu hỏi lớn đối với cộng đồng quốc tế.

Trịnh Duy

Theo Bưu điện Việt Nam

Theo Bưu điện Việt Nam

Bạn có thể quan tâm