Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những nhân vật trong ảnh biểu tượng vụ 11/9 giờ ra sao?

Sau vụ tấn công kinh hoàng ngày 11/9, một số người cho biết họ cố gắng duy trì một cuộc sống bình thường nhưng nhiều người khác nói cuộc đời họ bị đảo lộn.

Marcy Borders là một trong những người may mắn sống sót sau vụ nước Mỹ bị tấn công ngày 11/9/2001. Giới truyền thông gọi cô là "Người phụ nữ ám bụi" sau khi tấm hình chụp Borders phủ đầy bụi lúc tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) sụp đổ trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên, cuộc sống của Borders rơi vào khủng hoảng. Cô lên cơn kinh hãi khi nhìn thấy máy bay, phải điều trị trầm cảm. Ngày 25/8 vừa qua, người thân của Borders cho biết cô đã qua đời sau một thời gian chiến đấu với bệnh ung thư dạ dày, theo trang News.com.au. Borders khẳng định cô mắc bệnh này do ảnh hưởng từ khói bụi trong các đám cháy sau vụ tấn công.
Vào giai đoạn vụ khủng bố xảy ra, ông Andrew Card là Chánh văn phòng Nhà Trắng. Sáng 11/9/2001, ông tháp tùng Tổng thống George W. Bush trong chuyến thăm trường tiểu học Emma E. Booker ở bang Florida. Tấm hình chụp lại khoảnh khắc ông Card thì thầm vào tai tổng thống để báo cáo về vụ khủng bố trở thành một trong những bức ảnh tiêu biểu khi dư luận chất vấn, tổng thống đã ở đâu khi vụ tấn công xảy ra. Ông Card giữ chức tại Nhà Trắng khoảng 6 năm. Đến năm 2011, ông trở thành hiệu trưởng Trường Chính sách công Bush thuộc Đại học Texas A&M. Hiện ông là chủ tịch Đại học Franklin Pierce ở bang New Hampshire.
Ông Bob Beckwith vốn là lính cứu hỏa đã nghỉ hưu ở Sở Cứu hỏa New York. Tuy vậy, ông vẫn tham gia chiến dịch giải cứu ở khu vực Ground Zero. Ngày 14/9/2001, Tổng thống Bush đã đến khảo sát nỗ lực cứu hộ. Ông Beckwith đã kiểm tra một xe chữa cháy bị thiêu rụi trong ngọn lửa để chắc chắn tổng thống có thể đứng an toàn trên nóc xe. Khi trèo lên đây và phát biểu trước công chúng, ông Bush đã mời Beckwith cùng lên. Ông Beckwith dự buổi triển lãm ảnh của tạp chí Time về vụ 11/9 vào năm 2011. Ông hiện sống ở Long Island, New York, và tích cực tham gia một tổ chức hỗ trợ các lính cứu hỏa bị thương khi làm nhiệm vụ ở hiện trường khủng bố.
Thị trưởng của thành phố New York, Rudolph Giuliani, đeo mặt nạ khi thị sát hiện trường khủng bố vào ngày 12/9/2001. Tuy đã rời chính trường từ lâu, nhưng đến nay ông Giuliani vẫn là một nhân vật phổ biến trong công chúng. Ông thường đưa ra bình luận trên báo chí về các vấn đề chính trị. Ông là cộng sự của công ty luật Bracewell & Giuliani kiêm tổng giám đốc công ty tư vấn riêng mang tên ông.
Ông Edward Fine làm việc cho tập đoàn Intercapital Planning Corp. khi vụ 11/9 xảy ra. Bức ảnh ông mặc bộ vest, đi giữa hiện trường hoang tàn trong khi dùng tay che mặt để tránh hít phải khói bụi trở thành một trong những tấm hình biểu tượng về hậu quả vụ khủng bố. Vài ngày sau, tạp chí Fortune quyết định đưa ảnh lên trang bìa.  Sau vụ khủng bố, ông Fine tiếp tục làm việc trong lĩnh vực tài chính. Trong một lần phỏng vấn kỷ niệm 10 năm ngày 11/9, ông chia sẻ:
Ông Edward Fine làm việc cho tập đoàn Intercapital Planning Corp khi vụ 11/9 xảy ra. Bức ảnh ông mặc bộ vest, đi giữa hiện trường hoang tàn trong khi dùng tay che mặt để tránh hít phải khói bụi trở thành một trong những tấm hình biểu tượng về hậu quả vụ khủng bố. Vài ngày sau, tạp chí Fortune quyết định đưa ảnh lên trang bìa.
Sau vụ khủng bố, ông Fine tiếp tục làm việc trong lĩnh vực tài chính. Trong một lần phỏng vấn kỷ niệm 10 năm ngày 11/9, ông chia sẻ: "Sự việc kinh hoàng khiến tôi nhận ra cuộc sống rất mong manh. Nó có thể bị quét sạch trong chớp mắt. Tuy nhiên, tôi vẫn sống sót chắc chắn là có lý do".
Những người lính cứu hỏa Daniel McWilliams, George Johnson và William Billy Eisengrein chính là người đã tìm cách giương quốc kỳ Mỹ ở giữa đống đổ nát sau vụ 11/9. Họ không biết rằng hành động này đã lọt vào ống kính phóng viên. Tấm hình trở thành biểu tượng như chứng tỏ sự kiên cường và không khuất phục trước khủng bố của người dân Mỹ.  Ngày nay, McWilliams va Johnson vẫn là lính cứu hỏa, trong khi ông Eisengrein đã nghỉ hưu. Lá cờ trong tấm hình gốc đã mất tích và không ai biết nó đang ở đâu.
Những người lính cứu hỏa Daniel McWilliams, George Johnson và William Billy Eisengrein chính là người đã tìm cách giương quốc kỳ Mỹ ở giữa đống đổ nát sau vụ 11/9. Họ không biết rằng hành động này đã lọt vào ống kính phóng viên. Tấm hình trở thành biểu tượng như chứng tỏ sự kiên cường và không khuất phục trước khủng bố của người dân Mỹ. Ngày nay, McWilliams va Johnson vẫn là lính cứu hỏa, trong khi ông Eisengrein đã nghỉ hưu. Lá cờ trong tấm hình gốc đã mất tích và mọi người không biết nó đang ở đâu.
Hai tòa tháp chọc trời lần lượt sụp đổ ngày 11/9/2001 Tòa tháp phía nam đổ sập lúc 9h59 phút ngàu 9/11, đúng 56 phút kể từ thời điểm chiếc máy bay lao vào tòa nhà. Dù bị tấn công sau nhưng tòa tháp phía nam sập trước tòa tháp còn lại.

Ký ức hãi hùng của những người sống sót trong thảm kịch 11/9

New York trở thành cơn ác mộng, địa ngục đối với những người sống sót, nhưng thành phố cũng là nơi lưu giữ dấu ấn về thời khắc cuối cùng họ làm việc cùng các đồng nghiệp xấu số.

Những sự thật đáng kinh ngạc về vụ khủng bố 11/9

Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại trung tâm thương mại thế giới ở Mỹ khiến 3.051 trẻ mất cha hoặc mẹ và nhà chức trách chỉ tìm thấy 291 thi thể nguyên vẹn.

Minh Anh

Ảnh: USA Today

Bạn có thể quan tâm