Nhiều người trẻ thu hẹp các mối quan hệ để có thể hạn chế việc trò chuyện qua điện thoại. Ảnh: Andrea Piacquadio/Pexels. |
Tại Australia, câu nói “Tôi sẽ gọi điện cho họ” từ lâu trở nên lỗi thời đối với Gen Z (sinh năm 1995-2012), theo News.com.au.
Tháng 6, nhà cung cấp dịch vụ tài chính tích hợp CommBank và doanh nghiệp viễn thông More công bố nghiên cứu 1.025 người, trong đó, 90% Gen Z cảm thấy lo lắng khi phải nói chuyện điện thoại.
Nhiều người trẻ coi gọi điện là một trong 3 hành động họ muốn trốn tránh nhất. Gần 6/10 lo sợ các cuộc gọi, kể cả trong tình huống quan trọng. Thậm chí, 39% cố tình phớt lờ ai đó chỉ để có thể hạn chế các cuộc trò chuyện qua điện thoại.
Ngoài ra, 87% chọn cách nhắn tin khi đối mặt với những tình huống khó xử. Chỉ có 1/10 không ngại gọi điện nói chuyện với gia đình và bạn bè.
Từ nỗi sợ hãi này, thế hệ Z dần hình thành xu hướng mới khi hẹn hò.
Khác với Millennials (sinh năm 1981-1996) - những người kết thúc tình yêu bằng các cuộc gọi - Gen Z chọn cách chia tay đối phương qua tin nhắn. Thực tế, 1/5 Gen Z chia tay người yêu bằng tin nhắn.
Kean (26 tuổi) không phải trường hợp ngoại lệ.
Kean nhắn chia tay bạn gái sau vài tháng hẹn hò. |
Sau vài tháng hẹn hò, anh cảm thấy cả hai khó có thể tiếp tục trong tương lai, nên nhắn tin nói lời chia tay với bạn gái.
Kean cho rằng hành động đó không thô lỗ và mọi người “thích” chia tay qua tin nhắn hơn.
"Tất nhiên không ai muốn xảy ra cãi vã. Gọi điện cho người khác và nói rằng ‘Tôi không thích bạn’ sẽ ảnh hưởng xấu đến chính cảm xúc của mình”, anh chia sẻ.
Tình huống chia tay lúc đó thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn khi Kean bị lỗi đánh máy. Tuy nhiên, anh không hối hận với quyết định của mình.
“Gửi tin nhắn chia tay là hành động cứu cánh cho cả cuộc hội thoại khó xử”, anh bày tỏ.
Andrew Branson, Giám đốc điều hành của More, cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi không nhận định khả năng giao tiếp của Gen Z kém, chỉ là muốn giao tiếp với mọi người theo cách khác”.
Đối với thế hệ trước, chia tay qua tin nhắn có thể bị coi là vô cảm. Tuy nhiên, Gen Z chỉ coi đó là lối cư xử bình thường và dần trở thành yếu tố mặc định trong tình yêu.
“Chúng ta phải hiểu rằng thế hệ Z có cách kết nối khác biệt. Tuy họ không muốn gọi điện nói chuyện với người thân, khoảng 98% vẫn khẳng định gia đình và bạn bè là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống”, Branson nhấn mạnh.
Gen Z quan tâm đến thế giới nội tâm nhiều hơn trước
Nguyễn Đoàn Minh Thư, tác giả của cuốn sách Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều là một người trẻ, một Gen Z sinh năm 2000. Cô tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Tâm lý tại Đại học East Anglia và hiện làm thực tập sinh tư vấn tâm lý cho Bộ Y tế Anh (National Health Service). Nói với Zing, Minh Thư cho biết câu chuyện được viết từ chính trải nghiệm của cô và nhấn mạnh mỗi người chỉ có thể cảm thấy hạnh phúc và bình yên khi hiểu chính mình.