Pele chơi cho đội Cosmos New York ở Mỹ. Ảnh: CharityStars. |
Một năm sau khi rời khỏi
Vấn đề là sau một sự nghiệp lẫy lừng đến thế, địa chỉ nào sẽ được Pele lựa chọn cho sự trở lại của mình?
Ít ai có thể ngờ được rằng đó lại là đội bóng vô danh Cosmos New York ở Mỹ, đội bóng mà mỗi trận đấu thu hút được 1500 khán giả! Điều đó cũng dễ hiểu bởi vì đối với đa số người Mỹ, bóng đá vẫn là một môn thể thao xa lạ, không hấp dẫn, nơi người ta thi đấu hùng hục suốt 90 phút mà vẫn có thể chẳng ghi được điểm nào!
Trong khi cả thế giới gọi bóng đá là football thì nước Mỹ vẫn gọi môn này bằng một cái tên lạ hoắc là soccer; còn football - “bóng đá Mỹ” - là một môn thể thao đậm chất bạo lực mà hầu hết phần còn lại của thế giới cũng chẳng biết rõ luật lệ ra sao. Bóng đá, đối với thế giới là môn thể thao Vua thì ở Mỹ, vào thời điểm ấy, là môn thể thao không chuyên nghiệp, không ngôi sao và cũng chẳng có "đôla" vì ít khán giả.
Rất nhiều đội bóng lớn của châu Âu mời chào nhưng Pele đã quyết định chọn Cosmos New York, chơi trong giải của Liên đoàn bóng đá Bắc Mỹ (NASL). Người có vai trò quan trọng trong quyết định này là Clive Toye, ông bầu đội Cosmos. Ông cùng với bộ sậu của mình đã vạch ra hẳn một kế hoạch bí mật để lôi kéo cầu thủ vĩ đại nhất thế giới về thi đấu cho đội bóng vô danh ở một nền bóng đá vô danh.
Các cuộc gặp bí mật diễn ra ở nhiều địa điểm trên trái đất,
Trả lời chất vấn vì sao lại chọn nước Mỹ làm chặng kết thúc cho sự nghiệp của mình, Pele trả lời: “Tôi thấy một ngọn núi mới cần phải vượt qua!”.
Tất nhiên là một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng đã tác động để kéo được con “Cá sấu to” tới Mỹ: một miếng mồi cực ngon là bản hợp đồng với Cosmos New York trị giá ước chừng khoảng 7 triệu USD, kéo dài 6 năm, trong đó 3 năm Pele xuất hiện với tư cách cầu thủ, còn 3 năm sau trên cương vị của một “Đại sứ bóng đá”.
Vậy là ngày 10/6/1975, Pele lần đầu ra sân trong màu áo của Cosmos New York thi đấu trong giải NASL.
Điều kỳ diệu đã diễn ra. Chỉ trong vòng 27 tháng thi đấu cho Cosmos New York, Pele đã biến bóng đá thành một môn thể thao đại chúng đối với người Mỹ, giúp họ khám phá ra những điều kỳ diệu mà hàng thế kỷ họ không hề biết. Số lượng các cầu thủ đăng ký chơi môn bóng đá ở Liên đoàn bóng đá Mỹ tăng lên gấp 4 lần, từ 100.000 lên 400.000 cầu thủ.
Nhưng điều quan trọng hơn là số lượng khán giả tới các sân xem bóng đá cũng tăng vọt lên. Thời điểm khi Pele bắt đầu thi đấu ở Mỹ vào năm 1975, lượng khán giả trung bình trong mỗi trận đấu là 7.597 người thì tới năm 1977, lượng khán giả trung bình đã là 13.584 người, tăng 80%!
Ở
Sự có mặt của Pele tại Mỹ cũng là tác nhân quyết định kéo theo hàng loạt những cầu thủ lừng lẫy khác quyết định chọn nước này làm nơi chấm dứt sự nghiệp cầu thủ của mình, trong đó phải kể đến những siêu sao như Franz Beckenbauer, Gerd Muller, Johan Cruyff, Johan Neeskens, Eusebio, Carlos Alberto, George Best…
Beckenbauer, người đã từng có thời gian thi đấu cạnh Pele trong đội hình Cosmos, nói: “Tôi đã có những khoảnh khắc vĩ đại nhất trong sự nghiệp, thế nhưng điều làm tôi sung sướng và tự hào nhất chính là được thi đấu bên cạnh Pele!”
Trong ba năm ở Mỹ, Pele đã thi đấu cho Cosmos New York tổng cộng 105 trận, ghi được 55 bàn thắng, giúp đội bóng vô danh này đoạt được chức vô địch Mỹ năm 1977.
Ngày 1/10/1977, sứ mệnh cầu thủ của Pele ở nước Mỹ kết thúc. Trong cái ngày ảm đạm ấy, 75.000 khán giả đã tới sân vận động Giants ở thành phố
Trận đấu diễn ra giữa
Pele thi đấu hiệp 1 cho Cosmos, hiệp 2 cho
Một tờ báo
Đại sứ
Sau này, Pele còn đảm nhiệm nhiều cương vị quan trọng khác như đại sứ của Tổ chức nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF, Bộ trưởng thể thao Brazil, được bầu chọn là Vận động viên của thế kỷ... Nhưng Pele mãi mãi vẫn là nhà Vua vĩ đại trong trái tim của hàng trăm triệu “thần dân” yêu bóng đá trên khắp hành tinh.
Những người anh hùng thường đơn độc, nhưng họ khiến cho cuộc sống có ý nghĩa hơn và làm trái tim mọi người xao xuyến. Pele là một người như vậy. Vẻ đẹp hoàn hảo của bóng đá thế kỷ 20 mang gương mặt của Pele. Những người như Pele chỉ xuất hiện một lần, trong suốt trăm năm.