Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những nghề nào sắp bị thất sủng ở Việt Nam?

Những nghề nghiệp sử dụng sức lao động chủ yếu có nguy cơ bị thất sủng bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin.

1. Nhân viên văn phòng

Nhân viên văn phòng.

Nhân viên văn phòng.

Nhân viên văn phòng thường phải làm những công việc như đánh máy, nhập dữ liệu.. Họ được trả mức lương 800.000 – 1.200.000 /tháng (theo khung lương tại Việt Nam). Chính vì vậy, việc số lượng người làm nghề này sẽ giảm đã được dự báo từ rất lâu và hiện mức độ suy giảm ngày càng rõ rệt. Nguyên nhân “thất sủng” là sự ra đời của dòng máy tính thế hệ mới do Microsoft sản xuất, có khả năng chụp được văn bản qua màn hình, sau đó tự xử lý, căn lề, chọn kiểu chữ bằng một phần mềm quản lý hành chính được lập trình sẵn.

2. Thư ký văn phòng

Thư ký văn phòng.

Thư ký văn phòng.

Điện thoại di động, máy tính xách tay và các phần mềm quản lý đang dần thay thế tới mức hoàn hảo những thư ký hay trợ lý trong văn phòng của các doanh nhân. Chúng có khả năng lập kế hoạch làm việc, nhắc nhở giờ hẹn, quản lý cuộc điện thoại... Chúng làm việc nhiều và “nói” ít hơn bất kỳ một thư ký hay trợ lý nào, đồng thời hiệu quả công việc thì không phải bàn, dù chúng không hề mở miệng đòi hỏi sự tăng lương.

3. Thu ngân
Thu ngân.

Thu ngân.

Hiện các siêu thị lớn tại Mỹ như WalMart, Central Mart... đều đã sa thải hàng loạt nhân viên làm công việc thu ngân để thay thế bằng một hệ thống tính tiền hiện đại. Vẫn chỉ là chức năng tính tiền, thối tiền và in hóa đơn... nhưng máy móc hiệu quả hơn con người ở chỗ, không bao giờ tính nhầm hay tính sót dù chỉ một xu lẻ, đồng thời chúng đáng tin cậy hơn con người ở các khoản thu chi.

4. Trực điện thoại

Trực điện thoại.

Trực điện thoại.

Sự phát triển với tốc độ chóng mặt của công nghệ viễn thông đã cho ra đời những chiếc máy trả lời tự động với giọng nói... trong trẻo không thua gì các phát thanh viên thứ thiệt. Ngoài khả năng tự trả lời, các máy này còn có thể nhận diện được tên của các vị lãnh đạo cấp cao, từ đó làm công việc chuyển điện thoại lên các phòng ban bằng một chương trình lập sẵn, chuyên nghiệp và nhanh chóng.

5. Nhân viên tư vấn du lịch

Nhân viên tư vấn du lịch.

Nhân viên tư vấn du lịch.

Hiện nay, khách du lịch ngày càng dựa vào Internet để chuẩn bị cho mình trước mỗi chuyến đi. Họ có thể xem trước phong cảnh, in bản đồ, đăng ký khách sạn, đặt vé máy bay, mua các trang thiết bị cần thiết cho chuyến đi... chỉ bằng những cái nhấp chuột, thay vì phó mặc cho các nhân viên tư vấn du lịch.

Ngoài ra, du khách ngày nay thích khám phá hơn, có đủ điều kiện và trang thiết bị để tự đi một mình thay vì phải bó mình trong các tour cố định của các công ty du lịch. Do vậy, nghề này chắc chắn sẽ sút giảm nghiêm trọng trong tương lai, bất chấp những nỗ lực tự đổi mới mình.

6. Thợ lắp ráp linh kiện điện tử

Thợ lắp ráp linh kiện điện tử.

Thợ lắp ráp linh kiện điện tử.

Các nhà sản xuất muốn sản phẩm của mình ngày càng chính xác và đa dụng hơn. Và họ buộc phải chi tiền sắm thêm các thiết bị tự động, các dây chuyền lắp ráp tối tân để đảm bảo độ an toàn tới từng chi tiết nhỏ nhất. Nhân công bình thường dẫu quen tay tới đâu cũng phải chịu thua những công nghệ mới như vậy, nên họ mất việc dần cũng là điều dễ hiểu.

Những nghề nào dễ xin việc nhất Việt Nam 2014?

Dưới đây là những nghề rất dễ xin việc mà không cần bằng cấp cao, theo thống kê của một trang tuyển dụng trực tuyến có kinh nghiệm ở Việt Nam.

http://kienthuc.net.vn/tien-vang/nhung-nghe-nao-sap-bi-that-sung-o-viet-nam-408533.html

Theo Nguyễn Nguyên/ Kiến thức

Bạn có thể quan tâm