Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những loài rắn kỳ lạ nhất hành tinh ( kỳ 1)

Rắn Eastern Hognose thường giả chết khi gặp kẻ thù nguy hiểm, còn loài rắn Viper Ba Tư có sừng và đuôi quái dị.

snkds

Rắn vòi voi ( Acrochordus Javanicus), là một loài rắn thuộc họ Acrochordinate, chỉ sống dưới nước ở Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia. Chúng có bộ da nhăn nhúm và rộng. Người ta thường gọi chúng là rắn mụn cơm bởi vì lớp vảy của chúng có những đốm nổi. Đây là loài rắn không có nọc độc, săn mồi bằng cách kẹp chặt con mồi bằng vảy nổi xù xì đến khi con mồi chết. Chúng thường ăn lươn và các loài cá da trơn.

Rắn mũi lá Malagasy, một loài sống ở trên cây, là một loài mà bạn chỉ có thể thấy trên quốc đảo Madagascar. Mũi của chúng có hình dáng rất kỳ lạ. Con đực có mũi nhọn, còn mũi con cái có hình dạng như chiếc lá. Hình dạng đặc biệt của mũi giúp chúng ngụy trang vào cành cây để phục kích con mồi. Tuy chúng không đe dọa tính mạng con người nhưng vết cắn của chúng gây cảm giác rất đau đớn.
Rắn mũi lá Malagasy (Langaha madagascariensis) - hay rắn mũi lá, rắn Langaha Natusa - là một loài mà bạn chỉ có thể thấy trên quốc đảo Madagascar. Mũi của chúng có hình dáng rất kỳ lạ. Con đực có mũi nhọn, còn mũi con cái có hình dạng như chiếc lá. Hình dạng đặc biệt của mũi giúp chúng ngụy trang vào cành cây để phục kích con mồi. Tuy chúng không đe dọa tính mạng con người nhưng vết cắn của chúng gây cảm giác rất đau đớn.
Eastern Hognose là loài rắn nổi tiếng bởi khả năng giả chết y như thật khi chúng gặp nguy hiểm. Chúng có những răng nanh lớn và có nọc độc nhẹ.
Eastern Hognose là loài rắn nổi tiếng bởi khả năng giả chết y như thật khi chúng gặp tình huống nguy hiểm. Chúng có những răng nanh lớn và có nọc độc nhẹ. Sở thích của chúng là ăn cóc bởi chúng có khả năng kháng độc từ da cóc. Những răng nanh lớn của Eastern Hognose Snake đâm thủng da cóc.
Rắn sừng sa mạc ( Desert Horned Viper) sống trong sa mạc Bắc Phi và Trung đông. Chúng có đôi sừng nhọn trên đầu và di chuyển giật lùi làm giảm ma sát trên cát để đạt tốc độ tối đa và tránh ánh nắng của mặt trời chiếu thẳng vào mặt khi di chuyển. Rắn sừng có nọc động nhưng không đủ mạnh để gây tử vong cho con người, Khi đối mặt với nguy hiểm, chúng cuộn thân, cọ vào nhau để tạo ra âm thanh khiến kẻ thù sợ hãi.
Rắn sừng sa mạc ( Desert Horned Viper) sống trong sa mạc Bắc Phi và Trung Đông. Chúng có đôi sừng nhọn trên đầu và di chuyển giật lùi nhằm làm giảm ma sát trên cát để đạt tốc độ tối đa và tránh ánh nắng của mặt trời chiếu thẳng vào mặt khi di chuyển. Rắn sừng có nọc động nhưng không đủ mạnh để gây tử vong cho con người, Khi đối mặt với tình thế nguy hiểm, chúng cuộn thân, cọ vào nhau để tạo ra âm thanh khiến kẻ thù sợ hãi.
Rắn ngũ sắc được xem là loài rắn đẹp nhất thế giới. Phần lưng của chúng có màu sắc óng ánh và một sọc màu vàng rực rỡ ngăn cách phần bụng với lưng. Chúng phân bố ở Ấn Độ. Tuy nhiên, thông tin về rắn ngũ sắc không nhiều bởi vì chúng hiếm khi xuất hiện trong tự nhiên.
Giới nghiên cứu coi rắn ngũ sắc là loài rắn đẹp nhất thế giới. Phần lưng của chúng có màu sắc óng ánh và một sọc màu vàng rực rỡ ngăn cách phần bụng với lưng. Chúng phân bố ở Ấn Độ. Tuy nhiên, thông tin về rắn ngũ sắc không nhiều bởi vì chúng hiếm khi xuất hiện trước con người.

10 loài động vật có nọc độc đáng sợ nhất thế giới

Tuy không có xương sống, sứa hộp lại là loài có nọc độc nguy hiểm nhất địa cầu. Chất độc của chúng ngấm nhanh vào hệ tim mạch và thần kinh khiến nạn nhân chết ngay lập tức.

Viper Ba Tư ( Pseudocerastes urarachnoides), là một trong những loài rắn có hình dáng dị thường nhất. Chúng có sừng và phần đuôi giống thân nhện để nhử mồi.
Viper Ba Tư ( Pseudocerastes urarachnoides) là một trong những loài rắn có hình dáng dị thường nhất. Chúng có sừng và phần đuôi giống thân nhện để nhử mồi.
Rắn bay (Chrysopelea paradisi ) là loài rắn sống trên cây, có thể bay từ cây này tới cây khác. Chúng thường phân bố ở Đông Nam Á ( lục địa Việt Nam, Capuchina và Lào), phía nam Trung Quốc, Ấn Độ và Sri Lanka. Một nhà khoa học nghiên cứu hành vi bay của rắn bay cho biết cơ thể của chúng dẹt đến mức tối đa, đồng thời uốn lượn như khi bò trên mặt đất. Tốc độ bay của rắn dao động từ 8 tới 10 m mỗi giây.
Rắn bay (Chrysopelea paradisi ) là loài rắn sống trên cây, có thể bay từ cây này tới cây khác. Chúng thường phân bố ở Đông Nam Á ( lục địa Việt Nam, Capuchina và Lào), phía nam Trung Quốc, Ấn Độ và Sri Lanka. Một nhà khoa học nghiên cứu hành vi bay của rắn bay cho biết cơ thể của chúng dẹt đến mức tối đa, đồng thời uốn lượn như khi bò trên mặt đất. Tốc độ bay của rắn dao động từ 8 tới 10 m mỗi giây.

Nguyễn Ngọc

Ảnh: Nature Photos

Bạn có thể quan tâm