Trong bộ phim Nhật Bản “Xin lỗi thanh xuân”, nam chính Hara Pingsuke từng để hai học trò tiến hành một cuộc thí nghiệm như sau. Anh đề nghị nam sinh và nữ sinh đứng cạnh nhau, dần dần tiến sát vào nhau, đến khi cả hai đã mặt đối mặt và gần đến mức hai khuôn mặt chỉ còn một chút nữa là có thể chạm vào nhau, Hara hỏi cậu học trò: “Trong mắt cậu có phải là chỉ có bạn ấy không?”
Cậu học trò gật đầu, Hara tiếp tục hỏi: “Vậy cậu có nhìn rõ bạn ấy không?” Cậu học trò lắc đầu: “Trước mắt chỉ là một khoảng mơ hồ mà thôi.” Chúng ta cũng có thể tự mình tiến hành cuộc thí nghiệm tương tự, khi bạn đưa một đồ vật nào đó đến sát ngay trước mắt, bạn sẽ không thể nhìn rõ nữa, đồng thời sẽ cảm nhận thấy một sự thúc ép rất khó chịu.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: George Milton/Pexels. |
Trong giao tiếp xã hội, chúng ta cần phải nắm bắt được khoảng cách với đối phương. Nhà Nhân chủng học người Mỹ Edward Twitchell đã chia khoảng cách giữa người với người thành bốn loại.
Khoảng cách thân mật. Đây là khoảng cách nhỏ nhất trong giao tiếp giữa người với người, khoảng cách gần nhất là khoảng 15 cm. Khoảng cách này có thể cho phép tiếp xúc cơ thể với nhau, cảm nhận được nhiệt độ cơ thể và hơi thở của đối phương.
Khoảng cách xa nhất là 44 cm, cơ thể vẫn có thể tiếp xúc với nhau, ngồi sát nhau và nói chuyện thân tình. Khoảng cách này chỉ phù hợp với những người bạn thân thiết, nếu không phải bạn bè thân thiết, sẽ là bất lịch sự và gây phản cảm cho người đối diện.
Khoảng cách cá nhân. Khoảng cách này phù hợp với những mối quan hệ mà đôi bên có phần chừng mực, khoảng cách gần nhất là 46 cm, vừa vặn với một cái bắt tay; khoảng cách xa nhất là 122 cm.
Khoảng cách xã giao. Khoảng cách này phù hợp với những mối quan hệ chính thức mang tính xã giao. Khoảng cách gần nhất là 1.2 m, con người thường đảm bảo khoảng cách này trong môi trường công việc và các trường hợp xã giao. Khoảng cách xa nhất là 3.7 m.
Khoảng cách công cộng. Đây là khoảng cách giữa thính giả và người diễn thuyết trong các cuộc diễn thuyết công cộng. Gần nhất là khoảng 3.7 m, xa nhất là khoảng 7.6 m. Khoảng cách này vẫn có thể đảm bảo việc giao tiếp diễn ra hiệu quả.
Trong quá trình giao tiếp hằng ngày, nếu muốn để lại ấn tượng tốt đẹp với người khác, nhất định phải chú ý tham khảo những loại khoảng cách trên. Chú ý rằng, với những hoàn cảnh khác nhau, những người khác nhau, cần lựa chọn các khoảng cách để giao tiếp khác nhau, tránh gây khó chịu đối với người khác.
Có thần thái và sự quyến rũ, mặc gì cũng ra dáng nữ hoàng
Phải chăng ngày nào bạn cũng đau đầu suy nghĩ xem hôm nay mặc gì? Có phải ngày nào bạn cũng mở tủ quần áo ra, nhìn hàng dài quần áo váy vóc đủ mẫu mã rồi tốn công tốn sức nghĩ xem phải phối đồ thế nào cho đẹp mắt?
Mặc dù, chuyện ăn mặc chiếm một vị trí nhất định trong cuộc sống hằng ngày của con người, nhưng nếu dành quá nhiều thời gian vào việc đó thì lại trở thành “đầu xuống đất, cật lên trời” rồi. Định luật Murphy cho rằng: Những người đặt chuyện ăn diện lên vị trí hàng đầu trong cuộc sống, thì giá trị của bản thân họ còn không bằng giá trị của quần áo.
Trong Tâm lý học có một hội chứng mang tên “Decision Fatigue - Mệt mỏi vì quyết định”, nghĩa là khi bạn phải đưa ra rất nhiều quyết định và chúng không hề liên quan đến nhau, bộ não sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc.
Hay nói đơn giản, những người ngày nào cũng phải vật lộn với việc ăn gì, mặc gì thì hiệu quả công việc thường rất thấp. Điều này hoàn toàn trùng khớp với định luật Murphy. Thực ra, những người thực sự có thần thái, cho dù mặc gì cũng vẫn đẹp.
Thần thái nữ hoàng là từ dùng để chỉ sự nổi bật hơn người ở nhiều phương diện, từ tư tưởng, tính cách, phẩm chất đến cảm xúc... Chính thần thái đặc biệt này giúp chúng ta khác biệt với người khác, trở thành sự tồn tại độc nhất trên thế giới này. Trong số những người muôn hình muôn vẻ xung quanh chúng ta, ai cũng đều có cá tính riêng biệt, rõ nét.
Tiến sỹ James Gordon từng nói: “Vấn đề giữ gìn bản sắc, cũng giống như sự lâu đời của lịch sử, sự phổ biến của cuộc sống con người.” Rất nhiều người vì muốn làm hài lòng người khác mà sẵn sàng từ bỏ cá tính của mình.
Trên thực tế, hành vi này tiềm ẩn những vấn đề về tâm lý và tinh thần. Giữ gìn cá tính của bản thân, đồng thời không ngừng tôi luyện cá tính đó trong sự phát triển của xã hội ngày nay, điều này sẽ mang tới cho bản thân rất nhiều lợi ích.