Nguyệt quế núi
Cây nguyệt quế núi (Kalmia latifolia) nở hoa vào cuối xuân. Hoa của chúng có màu hồng hoặc trắng. Đây là loài hoa đặc trưng của bang Pensylvania và bang Connecticut, Mỹ. Chúng cũng mọc ở khắp vùng phía đông nước Mỹ.
Hai loại độc chính trong hoa nguyệt quế núi là andromedotoxin và arbutin. Ảnh: Flickr |
Tuy nhiên, dù rất lộng lẫy nhưng hoa nguyệt quế núi lại chứa độc chất gây chết người, Science Daily cho hay. Hai loại độc chính trong hoa nguyệt quế núi là andromedotoxin và arbutin. Với liều lượng cao, chất độc andromedotoxin khiến một phần trái tim đập nhanh hơn, và phần còn lại đập chậm tới mức nguy hiểm. Trái tim của người khỏe mạnh có một cánh cổng tự nhiên để ngăn chặn một nửa số xung điện ảnh hưởng tới tim. Chất độc sẽ gây ra hội chứng Wolff – Parkinson – White, khiến hoạt động của cánh cổng rối loạn. Khi đó toàn bộ xung điện sẽ chạy tới tim, khiến tim ngừng đập và gây tử vong. Khi tiếp xúc với liều lượng nhỏ chất độc Andromedotoxin, con người sẽ nôn liên tục, mắt, mũi tiết nhiều nước và dịch. Một giờ sau, hoạt động hô hấp sẽ chậm dần, con người mất khả năng cử động, sau đó hôn mê và chết.
Điều đáng sợ là mật ong cũng có thể chứa toàn bộ đặc tính của chất độc Andromedotoxin nếu ong từng lấy mật từ hoa của cây nguyệt quế núi. Người Hy Lạp gọi loại mật này là “mật điên”. Họ dùng nó để đánh bại chiến binh Xenophon thành Athen vào năm 400 trước Công nguyên.
Ảnh minh họa: blogspot.com |
Cúc dại
Cúc dại (Jacobaea Vulgaris) là một loài hoa phổ biến tại Anh. Chúng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tại đây. Gần 80 loại côn trùng hấp thụ dinh dưỡng từ cúc dại. Vì vậy, người ta rất quan tâm tới cúc dại trong các dự án bảo tồn môi trường sinh thái. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới, cúc dại chứa ít nhất 8 loại chất độc hữu cơ. Ngoài ra chúng có thể chứa thêm 10 loại chất độc khác.
Chất độc hữu cơ trong cúc dại sẽ tích tụ tại gan và gây xơ gan. Ảnh: Flickr |
Cơ thể thường nhanh chóng đào thải chất độc, nhưng chất độc hữu cơ trong cúc dại sẽ tích tụ tại gan và gây xơ gan. Các tế bào khỏe mạnh biến đổi thành các mô xơ và không thể hoạt động bình thường, khiến gan tự gập. Gan có thể hoạt động bình thường cho tới khi khoảng 3/4 gan hỏng hoàn toàn. Vì vậy, khi các triệu chứng xuất hiện thì bác sĩ không thể cứu bệnh nhân.
Các triệu chứng của người nhiễm chất độc của cúc dại bao gồm mất khả năng phối hợp những hoạt động cơ thể, mù, đau nhói ở bụng, mắt vàng (do sắc tố mật tràn ra màng mắt). Mật ong và sữa của những con dê ăn cúc dại có thể chứa chất độc. Ngoài ra, chất độc có thể thấm qua da tay để đi vào cơ thể.
Lê lư hoa trắng
Các loài cây thuộc họ Lê lư hoa trắng (Veratrum album) mọc trên hầu hết mọi ngọn núi ở bắc bán cầu. Hoa của chúng mọc thành chùm, có màu trắng và hình trái tim. Người ta thường dùng những loại cây này để trang trí do lá của chúng rất đẹp. Trong tự nhiên, ta dễ nhầm lê lư hoa trắng với tỏi. Tuy nhiên, mọi bộ phận của chúng đều chứa chất độc gây chết người.
Nhiều người tin rằng Alexander Đại đế đã chết vì chất độc của cây Lê lư hoa trắng. Ảnh: Flickr |
Khoảng 30 phút sau khi ăn phải cây lê lư hoa trắng, con người sẽ trải qua cơn quặn bụng dữ dội do chất độc ngấm vào máu và khởi động kênh natri trong cơ thể. Khi kênh Natri mở ra, natri sẽ tràn vào tế bào, kích thích hoạt động. Chẳng hạn, khi kênh natri trong tế bào cơ hoạt động, cơ bắp sẽ co thắt.
Khi chất độc trong lê lư hoa trắng tác động vào kênh Natri, nó sẽ giữ kênh này mở và natri sẽ liên tục tràn vào tế bào. Do cơ thể không kịp phản ứng lại nên tim sẽ lần lượt đập chậm rồi đập nhanh, toàn thân co giật. Người trúng độc sẽ đau tim hoặc hôn mê. Người ta tin rằng chính chất độc trong cây lê lư hoa trắng đã giết Alexander đại đế.