Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những 'kỷ lục Việt Nam' ở Agribank

Agribank là ngân hàng lớn nhất song số nợ xấu cũng không có đối thủ. Trong khi đó, ghế CEO ở đây đã bị bỏ trống khá lâu.

Những 'kỷ lục Việt Nam' ở Agribank

Agribank là ngân hàng lớn nhất song số nợ xấu cũng không có đối thủ. Trong khi đó, ghế CEO ở đây đã bị bỏ trống khá lâu.

Ngành ngân hàng vừa trải qua năm 2012 đầy biến động. Nhiều thành tưu đạt được đáng được ghi nhận như lãi suất giảm mạnh, thanh khoản của hệ thống dồi dào, dự trữ ngoại hối gần cao kỷ lục, tỷ giá ổn định… song bên cạnh đó còn nhiều tồn tại như tín dụng tăng trưởng ì ạch nhất trong 2 thập kỷ, nợ xấu tăng vọt, và đặc biệt là tình hình tội phạm ngân hàng gia tăng một cách đột biến.

Là ngân hàng lớn nhất nước nhưng thông tin về Agribank không nhiều như các ngân hàng thương mại khác. Cho đến khi sự việc ông Phạm Thanh Tân được công khai, người ta mới chợt nhìn lại tình hình Agribank thời gian qua. Quả thật, ngân hàng đã để lại khá nhiều dấu ấn được xếp vào hạng nhất.

 
Agribank là ngân hàng lớn nhất song số nợ xấu cũng không có đối thủ.

Ngân hàng lớn nhất

Theo thông tin được công bố trên website của ngân hàng, Agribank hiện có tổng tài sản 560.000 tỷ đồng, là ngân hàng lớn nhất hệ thống và bỏ xa BIDV - ngân hàng lớn thứ hai tới gần 70.000 tỷ đồng.

Agribank có tổng nguồn vốn trên 513.000 tỷ đồng; vốn điều lệ 29.605 tỷ đồng và mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước với 2.400 chi nhánh. Nhân sự của Agribank lên tới hơn 42.000 người, bằng tổng nhân sự của 3 đại gia ngân hàng khác là Vietcombank, Vietinbank và Sacombank cộng lại.

Năm 2012, Agribank huy động được hơn 540.000 tỷ đồng từ các tổ chức tín dụng và dân cư, tổng dư nợ cho vay đạt hơn 480.000 tỷ đồng bỏ xa ngôi vị á quân của BIDV lần lượt 180.000 tỷ và gần 160.000 tỷ đồng.

Nợ xấu cao nhất, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp nhất

Dư nợ cao nhất hệ thống song nợ xấu của Agribank cũng ở bậc cao nhất trong số các ngân hàng thương mại Nhà nước. Theo số liệu sổ sách thì nợ xấu của Agribank tại thời điểm 31/12/2012 là 5,8%, xấp xỉ 28.000 tỷ đồng - chiếm hơn 10% tổng nợ xấu của toàn hệ thống. Tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này cũng cao gấp hơn 2 lần so với tỷ lệ nợ xấu của BIDV và Vietcombank trong khi gấp tới 4 lần so với của Vietinbank.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại Agribank cuối năm 2012 là 9,49% - thấp hơn nhiều so với mức trung bình 14% của toàn hệ thống và cũng thấp hơn so với mức 10,45% trung bình của nhóm các ngân hàng thương mại Nhà nước. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Agribank chỉ cao hơn chút ít so với nhóm các công ty tài chính, cho thuê ở 9,37%

 
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các nhóm tài chính tín dụng

Ghế CEO bị bỏ trống lâu nhất

Trong hệ thống ngân hàng nước ta, đã có vài trường hợp ngân hàng không có Tổng giám đốc (CEO) tạm thời trong vài tháng. Ghế CEO Agribank đã bị bỏ trống kể từ tháng 7/2011 tới nay - thời điểm ông Phạm Thanh Tân được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho thôi giữ chức Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm CEO Agribank để giữ hàm vụ trưởng, nhận công tác tại văn phòng Ngân hàng Nhà nước.

Nhiều cán bộ bị khởi tố, điều tra nhất

Cho dù không có con số chính xác về số các vụ khởi tố, điều tra đối với cán bộ, nguyên cán bộ của từng ngân hàng trong năm qua, song qua các vụ án mà phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin thì dễ thấy ngân hàng Agribank có nhiều “tai tiếng” hơn cả. Riêng thống kê của chúng tôi, năm 2012 ghi nhận có tới hàng chục vụ khởi tố, điều tra liên quan tới cán bộ Agribank.

Mới đây nhất là vụ nguyên CEO của ngân hàng, ông Phạm Thanh Tân, bị khởi tố và bắt giam. Ông Tân cùng một số cá nhân khác đã gây thiệt hại cho Agribank tới 3.900 tỷ đồng - gấp hơn 5 lần so với số tiền mà 6 cựu lãnh đạo của ACB gây ra và làm chấn động ngành ngân hàng trong năm ngoái, cũng như khiến ngân hàng này phải mất một thời gian dài để khôi phục.

Trước khi khởi tố ông Tân, bà Phạm Thị Bích Lượng, nguyên Giám đốc Agribank chi nhánh Nam Hà Nội cũng đã bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi vi phạm các quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng. Bà Lượng cùng với ông Tân có sai phạm trong việc cho công ty liên doanh Lifepro Vietnam vay vốn đầu tư dự án số tiền nêu trên và sau đó bị công ty này quỵt nợ. Cơ quan điều tra tình nghi Agribank chi nhánh Nam Hà Nội cho vay vốn đầu tư đã không thẩm định đúng tình hình dự án, dẫn đến nguy cơ mất vốn. Đồng thời trong việc cho vay này, ông Tân đã thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát thực hiện.

Ngoài ra có thể kể tới hàng loạt vụ khởi tố điều tra liên quan đến hơn 30 cán bộ Agribank thời gian qua.

Điển hình  như ngày 26/11/2012, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh, nguyên Giám đốc chi nhánh Agribank Bến Thành. Bà Hoàng Oanh bị bắt tạm giam về hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Cùng bị bắt với hành vi trên còn có 3 cán bộ khác của Agribank Bến Thành.

Cũng trong ngày 26/11, Công an huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) cho biết đã khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam An. Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Thị Vững là cán bộ tín dụng của chi nhánh này do chiếm đoạt 17 tỷ đồng. Hai cán bộ khác cũng bị đình chỉ công tác là ông Bùi Thanh Tịnh, Giám đốc chi nhánh và bà Phạm Thị Hồng, Phó phòng phụ trách kế hoạch kinh doanh để phục vụ điều tra.

Ngày 23/11, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) TP.HCM cho biết đã hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ vụ án chiếm đoạt gần 112 tỷ đồng tại  Agribank chi nhánh 3 sang Tòa án nhân dân để đưa ra xét xử. Theo đó, nguyên Giám đốc Agribank chi nhánh 3 cùng 3 cán bộ khác là Phó giám đốc chi nhánh, Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh và cán bộ tín dụng bị truy tố về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Ngày 6/11, V KSND Quảng Ninh chuyển hồ sơ vụ án hình sự truy tố Giám đôcs Agribank Cẩm Phả cùng phó giám đốc chi nhánh về tội cố ý làm trái những quy định của pháp luật.

Ngày 20/10, Bộ Công an cho biết đã chuyển hồ sơ đề nghị VKSND Tối cao truy tố 12 bị can nguyên là nhân viên tín dụng, Kế toán, Trưởng - Phó phòng tín dụng, Giám đốc của ngân hàng Agribank chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu về tội lạm dụng chức vụ , quyền hạn chiếm đoạt tài sản nhà nước và cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (lập khống 110 sổ tiết kiệm, thiệt hại 137 tỷ đồng).

Ngày 6/10, cơ quan tiến hành tố tụng đã tống đạt quyết định khởi tố với nguyên Giám đốc và trưởng phòng tín dụng Agribank 6 do gây thất thoát nhiều tỷ đồng của ngân hàng.

Ngày 15/8/2012, nguyên Giám đốc cùng 4 cán bộ chi nhánh Agribank huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định bị khởi tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 285 Bộ Luật Hình sự vì đã có hành vi buông lỏng quản lý trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, làm sai quy định, thiếu kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, chứng từ cho vay… tạo sơ hở để tội phạm lợi dụng chiếm đoạt tiền của Agribank Tuy Phước gần 20 tỷ đồng.

Ngày 18/5/2012, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công An ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đỗ Đức Hưng, nguyên Giám đốc chi nhánh Agribank Hồng Hà về hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ do đã ký 8 bảo lãnh thanh toán không có hồ sơ, không hạch toán, không thu phí bảo lãnh cho một số công ty, với tổng số tiền hơn 345 tỷ đồng. Cùng vụ bắt giữ ông Hưng còn có 2 cán bộ khác là Trưởng phòng tín dụng và Phó phòng tín dụng của chi nhánh này.

Ngày 24/1, nói với giới báo chí, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank cho biết, việc cơ quan công an khởi tố và bắt giam ông Phạm Thanh Tân về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng không gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Agribank. “Ông Tân là nguyên Tổng giám đốc, đã không còn làm ở Agribank một năm rưỡi qua. Nhưng dù sao, việc ông Tân bị bắt cũng ảnh hưởng ít nhiều đến danh dự của một định chế tài chính”, ông Bảo nói. 

Theo CafeF/TTVN

Theo CafeF/TTVN

Bạn có thể quan tâm