Trên phố Hàng Mành (Hoàn Kiếm, Hà Nội), hai cửa hàng kề nhau đều mang tên "Bún chả số 1 Hàng Mành". Nhiều khách du lịch băn khoăn, không biết đâu là cửa hàng bún chả gia truyền từng có tên trong danh sách những món ngon Hà thành. |
Để phân biệt thật giả lẫn lộn, chủ cửa hàng bún chả "xịn" đã treo biển thông báo với nội dung: "Cửa hàng bún chả số 1 Hàng Mành bên cạnh là giả mạo! Xin quý khách lưu ý". |
Trên đường Láng, gần cầu vượt Ngã Tư Sở có 3 quán liền nhau đều kinh doanh bún bò Huế. Để hút khách, mỗi cửa hàng đều treo biển hiệu nhấn mạnh "Đặc truyền từ nghệ nhân Huế", "Quán cũ chính hiệu",... |
Kỳ lạ ở chỗ, hai cửa hàng hai bên đều mang tên "Bún bò Huế 65 - Đặc truyền từ nghệ nhân Huế". Trong khi, quán bún bò Huế ở giữa lại ghi "Quán cũ 65 chuyển sang 67 - Quán cũ chính hiệu", khiến nhiều người không biết đâu mới là quán "xịn". Theo chủ quán Bún bò Huế 65, quán Bún bò Huế 67 ban đầu là khác chủ. Sắp tới, chủ của cửa hàng 67 sẽ nhượng lại quán, và chị thống nhất để biển Bún bò Huế 65. |
Để khẳng định thương hiệu, trên bếp và tủ đựng nguyên liệu của một quán bún còn dán dòng chữ " Bún bò Huế xịn". |
Thời gian trước, trên phố Nguyễn Khuyến (quận Đống Đa, Hà Nội), nhiều thực khách phải hoa mắt với hàng chục biển hiệu "Bún chả Sinh Từ gia truyền". Đâu đâu cũng có nội dung khẳng định thương hiệu như "quán cũ", "chính hiệu", "gia truyền", "hàng thật",... Tuy nhiên, theo bà chủ cửa hàng Sinh Từ lâu đời nhất (số 57A Nguyễn Khuyến), chỉ sau một thời gian, những quán kia dần vắng khách và phải đóng cửa. |
Trong khi các quán ăn gia truyền cạnh tranh thương hiệu gay gắt thì trên phố Nguyễn Hữu Huân, 2 cửa hàng bán xôi đều ghi biển hiệu nhỏ với nội dung giống nhau, cùng công thức nấu ăn, cũng có sự đồng thuận thương hiệu, nhưng quán mở sau khách chỉ thưa thớt, trong khi quán bên cạnh khách đến ăn không đủ chỗ ngồi. |