Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những hợp đồng vũ khí béo bở tại Đông Nam Á

Đông Nam Á đang trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng quyết liệt của các nhà thầu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

Những hợp đồng vũ khí béo bở tại Đông Nam Á

Đông Nam Á đang trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng quyết liệt của các nhà thầu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

Giới phân tích cho rằng, việc Trung Quốc trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ và hành xử ngày càng hung hăng trên Biển Đông là một trong những nguyên nhân chính khiến các nước Đông Nam Á, đặc biệt những nước có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Bắc Kinh phải đẩy mạnh tăng cường tiềm lực quốc phòng, tập trung nhiều vào đầu tư cho tàu chiến, tàu tuần tra, máy bay chiến đấu, tàu ngầm và tên lửa đối hạm.

Reuters trích số liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, chi tiêu quốc phòng ở vùng Đông Nam Á trên thực tế tăng 42% từ 2002 đến 2011. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn công nghiệp quốc phòng Mỹ và Nga có những hợp đồng béo bở.

Nga đạt nhiều mục đích

Có thể nói, Đông Nam Á đang ngày càng trở thành thị phần quan trọng của ngành công nghiệp quốc phòng Moscow. Đây được cho là “mũi tên trúng hai đích”, vừa giúp các tập đoàn Nga kiếm bộn, vừa góp phần “kiềm chế” Trung Quốc. Gần đây, Moscow đã cung cấp nhiều loại vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật quân sự có giá trị nhiều tỷ USD cho các nước Đông Nam Á, trong đó đáng chú ý là máy bay tiêm kích hạng nặng Su-30. Giá thành rẻ được cho là lợi thế cạnh tranh của vũ khí Nga so với phương Tây.

Ngoài ra, hiện Nga còn đẩy mạnh xuất khẩu các loại tàu chiến cỡ nhỏ có lượng giãn nước 500-2000 tấn, giá rẻ, sản xuất nhanh, với vũ khí hiện đại, tính năng cơ động cao. Điều này phù hợp với ngân sách quốc phòng hạn chế của Nga, đồng thời phù hợp với yêu cầu phát triển gấp lực lượng Hải quân trong thời gian ngắn của các nước Đông Nam Á.

Tuy được cho là “chậm chân” hơn nhiều nước khác tại thị phần Đông Nam Á, Nga vẫn đang nắm giữ nhiều lợi thế lớn là họ có rất nhiều loại tàu cỡ nhỏ nhưng vũ khí hiện đại, giá rẻ, sản xuất nhanh, kèm theo các điều kiện hấp dẫn về tự chọn các loại vũ khí. Do đó, vũ khí Nga là sự lựa chọn hấp dẫn với nhiều quốc gia Đông Nam Á.

Mỹ "trúng quả"

Chiến lược xoay trục an ninh sang châu Á - Thái Bình Dương đã giúp các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Mỹ “vớ bẫm” từ hàng loạt hợp đồng buôn bán vũ khí và thiết bị chiến tranh với nhiều quốc gia châu Á.

Theo số liệu công bố ngày đầu năm mới 1/1/2013, trong tài khóa 2012, tổng giá trị các hợp đồng bán vũ khí do Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ phụ trách đạt doanh số lên tới 13,7 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2011, chưa kể các hợp đồng đang trong quá trình thương thảo. Trong năm 2013 và nhiều năm tới, nhu cầu mua vũ khí của thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh, nhất là trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo nhiều khả năng sẽ tiếp tục căng thẳng hơn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á là thị phần vô cùng quan trọng. Cũng giống Nga, bán vũ khí cho Đông Nam Á vừa giúp Mỹ kiếm bộn tiền, vừa góp phần kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Phát biểu với báo giới tại Campuchia ngày 16/11/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta cho biết, Mỹ sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng với các quốc gia Đông Nam Á, coi đây là một phần sự chuyển đổi dài hạn của Mỹ hướng trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hiện quan hệ quốc phòng của Mỹ với nhiều quốc gia khu vực đang được cải thiện đáng kể. Tháng 9/2012, Mỹ đồng ý cung cấp 8 trực thăng chiến đấu đa năng Apache cho Indonesia. Khi thỏa thuận hoàn thành, Indonesia sẽ là một trong 10 nước sở hữu loại trực thăng tấn công tối tân này. Trước đó, vào cuối tháng 8, Mỹ đang xúc tiến gói viện trợ 24 chiến đấu cơ F-16 C/D đã qua sử dụng cho Indonesia. Ngòai ra, Washington cũng đang xem xét bổ sung thêm một gói viện trợ F-16 đã qua sử dụng cho Jakarta.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng đang đẩy mạnh hỗ trợ quân sự cho Philippines. Năm 2011, Mỹ bàn giao chiến hạm BRP Gregorio del Pilar cho Philippines. Hiện Washington cũng đang xúc tiến kế hoạch bán cho Manila chiến hạm cũ thứ 2. Ngoài ra, Manila cũng nhiều lần khẳng định sẽ tìm cách mua một số phi đội chiến đấu cơ F-16 đã qua sử dụng từ Mỹ.

Không dừng lại ở đó, theo giới quan sát, Mỹ đang có những bước đi đầu tiên để thiết lập quan hệ quân sự với Myanmar. Lầu Năm Góc cho biết, hợp tác có thể dưới dạng đào tạo “phi sát thương” cho các sĩ quan Myanmar, tập trung vào trợ giúp nhân đạo, quân y và cải cách quốc phòng.

Singapore cũng là khách hàng vũ khí quen thuộc của Mỹ. Theo các số liệu thống kê, Singapore đã trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 5 thế giới, với rất nhiều hợp đồng mua sắm vũ khí tối tân. Nước này đang đầu tư vào mua sắm máy bay chiến đấu F-15SG của tập đoàn Boeing Co của Mỹ.

Hợp tác quân sự Mỹ - Campuchia cũng rất đáng chú ý. Năm 2006, Mỹ đã cung cấp gói viện trợ quân sự trị giá 4,5 triệu USD gồm các phương tiện quốc phòng và huấn luyện cho quốc gia Đông Nam Á này. Sau đó, giá trị viện trợ được tăng lên đáng kể và Mỹ cũng từng cung cấp hàng chục xe tải quân sự cho quốc gia Đông Nam Á này. Tháng 10/2012, giới chức quốc phòng cấp cao của Hải quân hai nước đã gặp gỡ nhau tại Thủ đô Phnom Penh, tại đó Washington cam kết sẽ tiếp tục bổ sung thêm các chương trình hỗ trợ quân sự cho Campuchia trong thời gian tới.

Thanh Hương

Theo Infonet

Thanh Hương

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm