"Các anh không biết mình đang làm gì đâu"Khi Apple chuẩn bị cho ra mắt iMac "Bondi Blue", Jobs tranh luận với một người bạn thân cũng là đối tác làm quảng cáo Lee Clow qua điện thoại. Jobs cho rằng Clow đang dùng sai màu trong quảng cáo in của iMac. Ông gào lên rằng: "Các anh không biết mình đang làm gì đâu. Tôi sẽ tìm người khác làm quảng cáo bởi đống này không thể ngửi nổi”. Cuối cùng, Clow yêu cầu Jobs cùng ngồi lại, chỉ cho ông hình ảnh gốc và quảng cáo in. Clow đã làm đúng như hình gốc và không có lỗi nào cả. Jobs đành phải nhượng bộ. |
Jobs từng rời phòng khách sạn ngay khi mới bước vào vì không đạt tiêu chuẩnJony Ive, bạn thân của Jobs, từng gặp rắc rối khi tìm phòng khách sạn 5 sao cho ông nghỉ tại London, Anh. Ngay khi bước vào phòng, Jobs đã gọi điện cho Ive và nói: “Tôi không thích phòng này. Thật như một đống phân. Tôi đi đây”. Sau đó, Jobs xếp hành lý ra khỏi phòng và dừng lại ở quầy lễ tân để nói cho nhân viên khách sạn biết về suy nghĩ của mình. |
Jobs nổi cáu vô cớ với nhân viên cửa hàng Whole FoodsJony Ive, kể: "Chúng tôi từng tới cửa hàng Whole Foods để mua sinh tố. Khi một nhân viên lớn tuổi đang làm sinh tố, Jobs đã vô cớ nổi cáu với bà ta về cách làm đồ uống". Sau đó, Jobs đã thấy rất tồi tệ khi khi biết rằng nữ nhân viên này đang làm công việc mà mình không hề thích. |
"Mọi thứ anh làm trong đời mình đều là đống bỏ đi!"Xerox Star là dòng máy tính mới ra mắt vào năm 1981. Jobs và nhân viên của mình đã tới kiểm tra và hoàn toàn không thấy chút ấn tượng nào với máy tính này. Vài tuần sau đó, Jobs gọi điện cho Bob Belleville, một trong những nhà thiết kế phần cứng của Xerox Star: "Mọi thứ anh từng làm trong đời mình đều là đống bỏ đi, sao anh không tới làm việc cho tôi nhỉ?”. Cuối cùng, Belleville sang đầu quân cho Apple. |
Jobs chối bỏ con gái trong thời gian dàiJobs từng chối bỏ quan hệ cha con với con gái Lisa trong nhiều năm. Lisa và mẹ phải sống bằng tiền trợ cấp xã hội. Tuy nhiên, cuối cùng Jobs cũng chi trả tiền trợ cấp nuôi con và công nhận Lisa làm một thành viên trong gia đình. |
Khi bố mẹ cho đi học đại học, Jobs thậm chí không nói chào tạm biệtKhi bố mẹ cho ông vào đại học, Jobs cố kiềm chế để không nói tạm biệt hay cảm ơn. Sau này, ông từng kể lại giây phút đó với nỗi ân hận: "Đó là một trong những điều khiến tôi thấy xấu hổ nhất. Tôi không phải là người nhạy cảm và đã làm tổn thương bố mẹ mình. Lẽ ra tôi không nên làm thế. Họ thực sự đã làm rất nhiều điều để tôi có thể học đại học nhưng tôi lại không muốn nhìn thấy họ. Tôi từng không muốn ai biết mình có bố mẹ. Tôi muốn giống như một đứa trẻ mồ côi lang thang khắp đất nước trên các con tàu, không cần biết đi về đâu, không nguồn gốc, không mối liên hệ hay nền tảng nào hết". |
Jobs sa thải nhân viên mà không thông báoKhi cần cắt giảm nhân viên tại Pixar, Jobs sa thải nhân viên mà không trả bất kỳ khoản tiền nghỉ việc nào. Pamela Kerwin, một trong những nhân viên đầu tiên của Pixar, cho rằng nhân viên cần phải được thông báo về quyết định sa thải trước 2 tuần. Jobs trả lời: “OK nhưng thông báo nghỉ việc có hiệu lực từ 2 tuần trước đó”. |
Jobs từng lừa bạn thânKhi làm việc tại công ty Atari, Jobs từng nhờ Steve Wozniak giúp xây dựng phiên bản thu nhỏ của game "Pong". Nếu làm nhanh, Jobs sẽ nhận được khoản tiền thưởng lớn. Tuy nhiên, ông đã nói dối về khoản tiền thưởng và bỏ túi phần lớn số tiền sau khi công việc hoàn thành. |
Jobs chưa từng cho những nhân viên đầu tiên của Apple quyền chọn mua cổ phiếuDaniel Kottke là một trong những nhân viên đầu tiên của Apple và cũng là bạn của Jobs. Hai người đã cùng nhau đi khắp Ấn Độ vào năm 1974. Nhưng vì vài lý do, Jobs chưa bao giờ cho Kottke quyền chọn mua cổ phiếu Apple. |
Steve Jobs sa thải người phụ trách MobileMe trước mặt nhân viên AppleKhi ra mắt vào mùa hè năm 2008, ứng dụng MobileMe gặp phải nhiều vấn đề. Người dùng gặp khó khăn khi đồng bộ hóa dữ liệu lên “đám mây” và với các thiết bị của mình. Nhà báo Walt Mossberg chuyên mục công nghệ của tạp chí Wall Street Journal từng chỉ trích rằng MobileMe là sản phẩm làm dở. Để xử lý vấn đề này, Jobs đã gọi nhóm xây dựng MobileMe tới hội trường của Apple và hỏi: "Có ai cho tôi biết MobileMe nên làm gì không?". Khi nhóm nhân viên này trả lời, Jobs đáp lại: "Vậy tại sao thứ chết tiệt này không làm được điều đó?”. Sau đó, Jobs sa thải trưởng nhóm xây dựng MobileMe ngay tại chỗ và thay thế bằng Eddie Cue. |
Jobs từng chửi Joe Nocera của tờ New York Times khi anh này viết về sức khỏe của mìnhNăm 2008, Joe Nocera, phóng viên của tờ New York Times, viết một bài báo chỉ trích Jobs và Apple giấu nhà đầu tư về tình trạng sức khỏe của Jobs. Trước khi bài báo được được xuất bản, Jobs đã gọi cho Nocera và chửi với những lời khá thô tục, nhạy cảm. |
Jobs từng khẩu chiến với đội làm quảng cáo iPadTrong chiến dịch quảng cáo iPad, Steve Jobs muốn làm gì đó thật giật gân và ông không thích phần video quảng cáo đầu tiên. Vì vậy, Jobs gọi cho James Vincent, người phụ trách, và nói: “Quảng cáo của anh chả ra làm sao... iPad làm cách mạng thay đổi thế giới và ta cần cái gì đó lớn lao hơn. Nhưng anh lại chỉ đưa ra những thứ chết tiệt”. Sau đó, hai người cãi nhau gay gắt. Jobs không thể nói rõ thứ mình muốn, mà chỉ muốn Vincent nghĩ ra cái gì đó mới mẻ và kích thích. Sau khi bàn tới bàn lui, cuối cùng chiến dịch quảng cáo "Revolution" của iPad ra đời. |
Steve Jobs từng có chiến tranh qua email với Ryan Tate vì chỉ trích tính khép kín của App StorePhóng viên của trang Gawker, Ryan Tate, từng viết email cho Steve Jobs và hỏi lý sao ông không cho phép các nhà phát triển ứng dụng tự do tạo ra những thứ họ muốn trên iPad. Điều này khơi mào cho cuộc chiến nảy lửa qua email giữa Tate và Jobs. Cuối cùng, Jobs viết: “Nhân tiện, anh từng làm được gì lớn lao chưa? Anh đã tạo ra bất cứ thứ gì chưa hay chỉ đi chỉ trích công việc của người khác và chê bai động lực của họ?”. |
“Jobs biết rõ làm sao để làm tổn thương người khác một cách hiệu quả nhất. Và ông ấy thường làm vậy”.Isaacson từng hỏi bạn thân của Jobs, Jony Ive, suy nghĩ của ông về Jobs. Ive trả lời: Dù không phải lúc nào cũng nổi cáu nhưng một khi cực kỳ tức giận, Jobs biết cách để làm người khác tổn thương sâu sắc và hiệu quả nhất. Và ông ấy thường làm vậy. |