Xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, nhiều người dân đã không kìm được nước mắt, bày tỏ sự thương tiếc, tưởng nhớ đến cố Tổng Bí thư.
Sáng 25/7, trong ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đông đảo người dân đã có mặt trước cổng Nhà tang lễ Quốc gia để xếp hàng chờ viếng, bày tỏ lòng tiếc.
Sáng 25/7, trong ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đông đảo người dân đã có mặt trước cổng Nhà tang lễ Quốc gia để xếp hàng chờ viếng, bày tỏ lòng tiếc.
Có mặt từ 6 giờ sáng trước Nhà tang lễ Quốc gia, bà Trần Thị Gái (Đông Anh, Hà Nội) đứng chờ tại khu vực gần Nhà tang lễ Quốc gia với tâm trạng xúc động. “Tôi rất thương tiếc bác Trọng, mấy ngày nay tôi buồn lắm. Tôi đã theo dõi bác Trọng từ những ngày đầu sự nghiệp của bác, luôn khắc ghi những đóng góp của cố Tổng Bí thư cho đất nước. Tôi dậy từ 3h sáng để chuẩn bị, đạp xe từ Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) đến nhà tang lễ chờ đợi với mong muốn được là một trong những người dân đầu tiên được viếng bác Trọng”, bác Gái tâm sự.
Có mặt từ 6 giờ sáng trước Nhà tang lễ Quốc gia, bà Trần Thị Gái (Đông Anh, Hà Nội) đứng chờ tại khu vực gần Nhà tang lễ Quốc gia với tâm trạng xúc động. “Tôi rất thương tiếc bác Trọng, mấy ngày nay tôi buồn lắm. Tôi đã theo dõi bác Trọng từ những ngày đầu sự nghiệp của bác, luôn khắc ghi những đóng góp của cố Tổng Bí thư cho đất nước. Tôi dậy từ 3h sáng để chuẩn bị, đạp xe từ Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) đến nhà tang lễ chờ đợi với mong muốn được là một trong những người dân đầu tiên được viếng bác Trọng”, bác Gái tâm sự.
Cựu chiến binh Đoàn Thị Ngọc Loan (65 tuổi, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) không thể kìm nén được nước mắt khi theo dõi lễ tang của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua kênh phát sóng trực tiếp.
"Biết tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, tôi cảm giác như mất đi một người thân. Để có thể có cơ hội được vào viếng ông, tôi đã đi từ hôm qua, thuê nhà ở gần đây và xếp hàng từ sáng sớm", bà Loan bùi ngùi chia sẻ.
Trong dòng người chờ viếng trước Nhà tang lễ Quốc gia, bà Nguyễn Thị Nhung (80 tuổi, quận Đống Đa) cũng đã không kìm nén được cảm xúc, đôi mắt ngấn lệ và vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của vị lãnh đạo đã cống hiến trọn đời cho nhân dân, đất nước.
Cầm trên tay tờ báo có di ảnh của cố Tổng Bí thư, bà Nhung nghẹn ngào chia sẻ: “Từ ngày nhận được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, tôi cảm thấy rất mất mát và tiếc thương cho ông. Tổng Bí thư là một vị lãnh đạo có nhiều cống hiến cho đất nước, cho nhân dân và rất bình dị”.
Sau một đêm thức trắng để tới sớm xếp hàng trước cửa Nhà tang Lễ Quốc gia, bà Nguyễn Thị Sinh (quận Hoàng Mai) chia sẻ: “Từng phục vụ tiền tuyến trong kháng chiến chống Mỹ, bà luôn cảm phục cuộc đời cách mạng của Tổng Bí thư. Hôm nay chồng tôi quyết định nghỉ ở nhà trông cháu để tôi có thể tới viếng bác Trọng. Được gửi lời tri ân thành kính tới bác Trọng là tâm nguyện của vợ chồng tôi”.
Theo thông báo mới nhất, Ban Tổ chức Lễ tang sẽ sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.
Đoàn cựu sinh viên lớp Văn khóa 8 (1963-1967) Đại học Tổng hợp viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhiều người không kìm nổi nước mắt, có người đã yếu, cần được dìu vào.