Trong bài viết “Apple nên dừng lại” đăng trên MarketWatch tháng 3/2007, tác giả John Dvorak thắc mắc lý do Táo khuyết gia nhập thị trường có tỷ suất lợi nhuận thấp, bị chi phối bởi Nokia và Motorola. “Apple không có khả năng thành công trong thị trường kinh doanh cạnh tranh này. Ngay cả trong lĩnh vực mà họ tiên phong là máy tính cá nhân, công ty phải cạnh tranh với Microsoft và chỉ duy trì thị phần 5%”, Dvorak viết. Ông còn dự đoán iPhone sẽ nhanh chóng lỗi thời trong 3 tháng, trừ khi Apple “tung ra hàng chục model trên thị trường”. Ảnh: Wikipedia. |
Ý kiến lặp lại trong các bài nhận định iPhone là giá đắt. “Thị trường bão hòa với việc điện thoại hầu như được cấp miễn phí cho khách hàng... Mức chênh lệch 500 USD giữa iPhone với những chiếc điện thoại nhiều tính năng khác là rất lớn, đối với hầu hết cá nhân và gia đình”, Ashok Kumar, Phó chủ tịch công ty đầu tư Capital Group nhận xét. Ảnh: Apple. |
Một trong những lời chê bai iPhone nổi tiếng nhất đến từ cựu CEO Microsoft Steve Ballmer. Thời điểm đó, ông không hiểu tại sao người dùng mua iPhone giá 500 USD, trong khi chỉ cần trả 100 USD để sở hữu điện thoại chạy Windows Mobile. “Có thể nói đây là chiếc điện thoại đắt nhất thế giới. Nó không thu hút khách hàng doanh nghiệp bởi không có bàn phím, không thể đảm nhận tốt tính năng gửi email”, Ballmer nói. Ảnh: FAZ. |
Ballmer không phải người duy nhất tại Microsoft cho rằng iPhone sẽ thất bại. Tháng 1/2007, Richard Sprague, thời điểm đó là Giám đốc Marketing của Microsoft, cho rằng “không thể tin iPhone được tâng bốc đến thế”. Ông dự đoán doanh số iPhone sẽ không thể đạt 10 triệu vào năm 2008. Trên thực tế, doanh số của thiết bị sau gần 2 năm là 11 triệu chiếc. Ảnh: Cult of Mac. |
Jim Balsillie, đồng CEO RIM, nhà sản xuất điện thoại BlackBerry, chỉ gọi iPhone là đối thủ mới trong thị trường đông đúc, không thể đe dọa mẫu 8800 mới được BlackBerry giới thiệu. Trong một cuốn sách, đồng CEO Mike Lazaridis thừa nhận bị sốc khi Apple tích hợp trình duyệt web đầy đủ chức năng lên iPhone. Dù vậy, các lãnh đạo tại RIM không mấy bận tâm đến iPhone khi cho rằng thiết bị bảo mật kém, thời lượng pin thấp và bàn phím ảo “tệ hại”. Ảnh: AP. |
Nokia, một “ông lớn” trong ngành di động thập niên 2000 cũng đánh giá thấp khả năng cạnh tranh của iPhone. “Tôi không nghĩ những gì chúng ta thấy (từ phía Apple) cho đến nay có thể thuyết phục chúng ta thay đổi suy nghĩ về tính cởi mở, phần mềm và cách tiếp cận kinh doanh”, Olli-Pekka Kallasvuo, CEO Nokia cho biết vào tháng 1/2007. 3 năm sau, ông bị sa thải. Đến năm 2013, mảng di động của Nokia bị Microsoft thâu tóm khi không thể bắt kịp Apple trên thị trường smartphone. Ảnh: Reuters. |
Trong bài đăng trên Bloomberg vào tháng 1/2007, cây viết Matthew Lynn cho rằng iPhone “không khác gì món trang sức xa xỉ”, liên tục nhấn mạnh thiết bị sẽ không thể tác động lớn đến ngành công nghiệp di động. Hiện bài viết đã không thể truy cập trên website của Bloomberg. Ảnh: AppleInsider. |
Jim Louderback, thời điểm đó là biên tập viên PCMag, nhận định iPhone sẽ “sớm nở chóng tàn”. Thiết bị có thể thu hút sự chú ý khi mới ra mắt, tuy nhiên doanh số sẽ sớm sụt giảm. Theo Cult of Mac, lập luận của Louderback dựa vào yếu tố lịch sử, khi máy tính Macintosh 1984 từng gây tiếng vang nhưng doanh số không cao. Với iPhone, những yếu tố gây thất bại được Louderback đưa ra gồm thiếu nút bấm vật lý, tính năng email hoạt động chậm, thời lượng pin kém, tốc độ Internet chậm và giá đắt. Ảnh: Tubefilter. |
Dù vậy, không phải ai cũng dự đoán tiêu cực về iPhone. Gene Munster, nhà phân tích của Piper Jaffray tuyên bố iPhone sẽ bán được 45 triệu chiếc vào năm 2009. Trên thực tế, con số trên là 20,73 triệu. Dù vậy, Munster vẫn có phần đúng khi doanh số iPhone những năm kế tiếp luôn đạt từ vài chục đến cả trăm triệu máy. Ngoài ra, ông cũng đoán đúng về tiềm năng của iPhone khi “kết hợp iPod và thiết bị cầm tay di động nên có thể thu hút nhiều khách hàng hơn, không chỉ những người sử dụng điện thoại di động”. Ảnh: Becca Dilley Photography. |
Những câu chuyện bên trong Apple
Văn hóa bí mật luôn là một điểm đặc biệt của Apple. Cuộc đời Steve Jobs, Tim Cook và quá trình sáng tạo những sản phẩm quan trọng như iPhone thường chỉ được tiết lộ qua những trang sách, nơi các tác giả dành nhiều năm để mang tới những câu chuyện hấp dẫn