Sơn hải kinh là cuốn sách ghi lại những câu chuyện ngụ ngôn về địa lý, văn hóa và thần thoại Trung Quốc trước thời đại nhà Tần. Không ai biết tác giả và thời gian sáng tác cụ thể của Sơn hải kinh. Các nhà Hán học hiện đại cho rằng tác phẩm có đóng góp của nhiều người, kéo dài từ thời Chiến Quốc đến đầu triều đại nhà Hán.
Tương truyền, các phiên bản sớm nhất của tác phẩm có kèm nhiều tranh minh họa. Tuy nhiên, những tranh minh họa này đã bị thất truyền theo thời gian. Đã không ít họa sĩ cố gắng căn cứ theo văn tự còn lại để khôi phục hình ảnh minh họa cho cuốn kỳ thư.
Phiên bản Sơn hải kinh do Nhà xuất bản Kim Đồng thực hiện sử dụng 200 tranh vẽ minh họa của họa sĩ Sam Trạch, được mô tả là "mới mẻ và đầy ấn tượng".
Ý nghĩa của những linh thú hoang đường
Cuốn Artbook giới thiệu hàng loạt tranh vẽ lớn nhỏ dựa trên những miêu tả văn tự cổ xưa. Phong cách nghệ thuật đặc sắc và trí tưởng giàu bay bổng của họa sĩ Sam Trạch đã giúp thổi hồn vào những trang sách, những dị thú trong cuốn kỳ thư.
Mặc dù có vẻ hoang đường và quái đản, những sinh linh trong Sơn hải kinh lại lưu giữ trí tưởng tượng và quan niệm của người xưa.
Những dị thú như Cú mang, Hóa xà, Cùng kỳ, Phượng hoàng... là sản phẩm tưởng tượng của người xưa nhằm lý giải những sự kiện khó hiểu thời ấy. Những thiên tai loạn lạc, những vận rủi và vận may đều được giải thích bằng thuyết huyền ảo.
Sự tồn tại của những linh thú giúp họ hợp lý hóa những điều chưa ai giải thích được.
Phần chú giải do tác giả Lương Siêu biên soạn sẽ giúp độc giả hiện đại dễ dàng đọc hiểu và tiếp cận với cuốn kỳ thư cổ đại độc đáo mang tên Sơn hải kinh.
Văn hóa từ những điều tưởng tượng
Sơn hải kinh được chia thành 6 phần tương ứng với 6 quyển, bao gồm 5 Sơn kinh và 1 Hải kinh.
5 Sơn kinh gồm có Nam sơn kinh, Tây sơn kinh, Bắc sơn kinh, Đông sơn kinh và Trung sơn kinh. Đó là các ghi chép về địa mạo tự nhiên, những sản vật đi kèm cùng những loài dị thú.
Ví dụ như ở Đông sơn kinh có các loài thú Sài sơn, “xuất hiện thì thiên hạ lũ lụt lớn”, các loài điều dung, bệ bệ, cá bạc “hễ gặp thì thiên hạ (ấp đó) đại hạn”, và nhiều loài dị thú khác “gặp thì nạn châu chấu hoành hành”, “xuất hiện thì nước đó có chuyện kinh sợ”, “xuất hiện thì nước ấy xây cất nhiều”...
Trong 5 phần, Trung sơn kinh là phần có dung lượng đồ sộ nhất, miêu tả tường tận. Phần này ghi chép về 12 mạch núi lớn của khu vực Trung Nguyên. Đây là nơi ngụ cư của những sinh linh kỳ lạ như thần Vũ La (mặt người, mình có đốm vằn như da báo, eo nhỏ, răng trắng, tai đeo khuyên vàng bạc), thần Kiêu Trùng (thủ lĩnh các loài côn trùng), chim linh yêu (hình gà trống rừng có đuôi dài)...
Phần Hải kinh gồm 13 quyển, trong đó có bốn quyển Hải ngoại, bốn quyển Hải nội, bốn quyển Đại hoang và một quyển Hải nội kinh. Đa phần, Hải kinh khắc họa các dị tộc, dị nhân, dị thú. Đây đều là những nét văn hóa nguyên sơ đã xuất hiện và tồn tại hàng nghìn năm.
Đến nay, vì tầm ảnh hưởng của nó tới văn hóa Đông phương, Sơn hải kinh vẫn được nghiên cứu nhiều. Người Trung Quốc cổ đại coi Sơn hải kinh như một cuốn sách địa chí. Dưới con mắt hiện đại thuộc về khoa học, các nhà nghiên cứu nhìn nhận Sơn hải kinh tập hợp những thần thoại phi thực tế.
Tuy vậy, Sơn hải kinh cung cấp những tưởng tượng quan trọng để hiểu về văn hóa Trung Quốc, đặc biệt những loài dị thú được khắc họa trong sách.
Những chủng người kỳ quái khiến quỷ ma phải run sợ
Bên cạnh mô tả các loài thần thú, dị điểu, ghi chép trong sách "Sơn hải kinh" còn đưa ra những chủng người kỳ quái.
Rồng mặt người, cáo 9 đuôi, hổ 9 đầu và thế giới thần thú
Sách "Sơn hải kinh" và "Sơn hải kinh đồ" đưa ra những mô tả, tranh vẽ chi tiết về nhiều động vật phủ màu sắc thần thoại.
Đẩy mạnh văn hóa đọc để Việt Nam thật sự là dân tộc hiếu học
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đánh giá cao Giải thưởng Sách quốc gia, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc sách, phát triển văn hóa đọc.