Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Những điều có thể bạn chưa biết về vũ trụ kỳ diệu

Tuần qua, người dân thế giới có dịp chứng kiến nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ. Tháng 8 tới sẽ có mưa sao băng. Bạn có hiểu rõ về các hiện tượng thiên văn kỳ diệu?

nhung dieu thu vi ve vu tru anh 1

Câu 1: Đêm 27/7, người dân nhiều nước trên thế giới đã có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần dài nhất trong 100 năm. Nguyệt thực xảy ra khi nào?

  • Khi Trái Đất ở giữa Mặt Trăng và Mặt Trời.
  • Khi Mặt Trăng ở giữa Trái Đất và Mặt Trời.
  • Khi Mặt Trời ở giữa Mặt Trăng và Trái Đất.

Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn diễn ra khi Mặt Trăng đi vào bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Nói cách khác, nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc gần thẳng hàng, với Trái Đất ở giữa.

nhung dieu thu vi ve vu tru anh 2

Câu 2: Khi nguyệt thực toàn phần diễn ra, người đứng trên Trái Đất sẽ quan sát được hiện tượng gì?

  • Mặt Trăng biến mất hoàn toàn.
  • Mặt Trăng không có sự thay đổi gì về độ sáng.
  • Mặt Trăng chuyển thành màu đỏ.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi ánh sáng Mặt Trời trực tiếp bị bóng của Trái Đất che hoàn toàn. Mặt Trăng chuyển sang màu đỏ vì ánh sáng mặt trời khúc xạ trên bề mặt Trái Đất.

nhung dieu thu vi ve vu tru anh 3

Câu 3: Theo chuyên gia Bill Cooke thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), những người yêu thiên văn sẽ được chiêm ngưỡng mưa sao băng Perseids đạt cực điểm ngày 12-13/8. Hiện tượng mưa sao băng bắt nguồn từ đâu?

  • Từ thiết bị bay của người ngoài hành tinh.
  • Từ các mảnh vật chất thiên thạch.
  • Từ đá do núi lửa trên Trái Đất phun lên bầu khí quyển và rơi trở lại Trái Đất.

Mưa sao băng bắt nguồn từ đám mảnh vụn gồm rất nhiều thiên thạch trên quỹ đạo Trái Đất. Hầu hết mưa sao băng là hiện tượng diễn ra định kỳ hàng năm.

nhung dieu thu vi ve vu tru anh 4

Câu 4: Trong Hệ Mặt Trời, Sao Hỏa là hành tinh thứ 4 tính từ Mặt Trời. Điều nào sau đây là đúng về hành tinh này?

  • Sao Hỏa có nhiều vệ tinh tự nhiên nhất trong Hệ Mặt Trời.
  • Hiện chưa có bằng chứng xác thực nào chứng minh có sự sống trên Sao Hỏa.
  • Hành tinh này được gọi là Sao Hỏa vì có nhiệt độ cao nhất trong số các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời.

Ngày 25/7, các nhà khoa học công bố kết quả nghiên cứu cho thấy dưới bề mặt Sao Hỏa có thể tồn tại hồ nước dạng lỏng rộng 20 km. Dù vậy, giới nghiên cứu vẫn chưa tìm ra bằng chứng mang tính quyết định về sự tồn tại của dạng sống trên Sao Hỏa. Hành tinh có nhiều vệ tinh tự nhiên nhất hiện tại là Sao Mộc với 79 vệ tinh, còn hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời là Sao Kim.

nhung dieu thu vi ve vu tru anh 5

Câu 5: Ai cũng biết Mặt Trời cung cấp ánh sáng và nhiệt, nhưng Mặt Trời là gì?

  • Một ngôi sao.
  • Một hành tinh.
  • Một khối lửa.

Mặt Trời là một ngôi sao có khối lượng và kích thước thuộc loại trung bình so với các sao khác trong thiên hà. Tuy nhiên, với đường kính 1,392 triệu km, Mặt Trời có thể chứa được tới một triệu Trái Đất.

nhung dieu thu vi ve vu tru anh 6

Câu 6: Một năm trên Trái Đất được chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Vì sao Trái Đất lại có hiện tượng mùa?

  • Vì trên quỹ đạo quay quanh Mặt Trời, Trái Đất có lúc đến gần Mặt Trời, có khi đi xa khỏi Mặt Trời.
  • Vì Mặt Trời khiến Trái Đất nóng nhưng Mặt Trăng lại làm Trái Đất lạnh.
  • Vì trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo quay quanh Mặt Trời.

Hiện tượng mùa trong năm xảy ra trên Trái Đất là do trục Trái Đất nghiêng 23,5 độ so với mặt phẳng quỹ đạo của nó xung quanh Mặt Trời. Điều này có nghĩa là bán cầu nằm hướng về phía Mặt Trời sẽ có mùa hè, trong lúc mùa đông diễn ra ở bán cầu còn lại, hướng ra xa Mặt Trời hơn.

nhung dieu thu vi ve vu tru anh 7

Câu 7: Trước năm 2006, chúng ta biết đến Hệ Mặt Trời với 9 hành tinh. Tuy nhiên, hiện tại, các nhà khoa học công nhận số hành tinh trong Hệ Mặt Trời là 8. Vậy, hành tinh nào đã bị loại khỏi danh sách này?

  • Sao Thiên Vương.
  • Sao Hải Vương.
  • Sao Diêm Vương.

Tháng 8/2006, các nhà khoa học đã bỏ phiếu loại Sao Diêm Vương khỏi danh sách các hành tinh trong Hệ Mặt Trời vì không đạt các tiêu chí của một hành tinh. Theo National Geographic, để là một hành tinh, nó phải có quỹ đạo quanh Mặt Trời, có khối lượng đủ lớn để có dạng cầu, và chiếm ưu thế về khối lượng so với các thiên thể quay quanh nó. Sao Diêm Vương chỉ có kích cỡ gấp đôi Charon, vệ tinh tự nhiên lớn nhất của nó. Do đó, nó đã bị xếp vào nhóm hành tinh lùn.

Trăng máu trong nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 Đêm 27/7, người dân thế giới được chứng kiến nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ này. Phải đến năm 2123, nguyệt thực toàn phần với thời gian dài như vậy mới xuất hiện lần nữa.

Thế giới dưới ánh sáng nguyệt thực toàn phần dài nhất trong 100 năm

Đêm 27/7, người dân nhiều nơi trên thế giới có dịp chứng kiến hiện tượng trăng máu trong nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21.

Tìm thấy hồ nước dưới bề mặt Sao Hỏa

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Italy đã phát hiện được dưới bề mặt Sao Hỏa có tồn tại một hồ nước dạng lỏng.

Ngọc Hà

Bạn có thể quan tâm