Câu 1: Dấu hiệu nào sau đây là biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu?
Nhiệt độ Trái Đất tăng lên do hiệu ứng nhà kính khiến băng tan, dẫn tới tăng mực nước biển. Ngoài ra sự phát thải khí CO2 của con người vào khí quyển cũng làm tăng lượng CO2 bị hấp thụ ở đại đương (axit hóa đại dương). Lượng CO2 bị hấp thụ vào đại dương tăng 2 tỷ tấn mỗi năm. |
Câu 2: Dưới tác động của biến đổi khí hậu, băng ở khu vực nào sau đây đang tan chảy nhanh?
Ngoài Bắc Cực và Nam Cực, tình trạng tan băng tại khu vực Greenland là nghiêm trọng nhất. Lượng băng tan tại riêng khu vực này khiến nước biển tăng gần 1cm mỗi năm, nhiều nhất trên toàn thế giới. |
Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu nào khiến cho mực nước biển ngày càng dâng cao?
Mực nước biển tăng chủ yếu do hai yếu tố liên quan đến sự ấm lên toàn cầu: sự tăng của lượng nước do băng tan từ các vùng đất và sự giãn nở của nước do ấm lên. Theo NASA, đến năm 2100, mực nước biển có thể sẽ dâng cao thêm từ 0,3-1,2 mét. |
Câu 4: Khu vực nào của Việt Nam có nguy cơ biến mất nếu nước biển dâng cao?
Đồng bằng sông Cửu Long là 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Từ năm 2040 trở đi, các tỉnh ven biển phía Tây đồng bằng chịu tác động nhiều hơn. Trường hợp nước biển dâng 100 cm, các tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất là Hậu Giang (80,62%), Kiên Giang (76,9%). TP.HCM cũng có nguy cơ ngập 17,8% diện tích. |
Câu 5: Thảm họa thiên nhiên nào sau đây không phải do biến đổi khí hậu gây nên?
Các siêu bão đều là hiện tượng thời tiết cực đoan chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu. Vụ cháy rừng Carr cộng hưởng với thời tiết khô hanh do hạn hán dài ngày ở California, Mỹ. Còn sóng thần tại Sulawesi là hậu quả của trận động đất 7.5 độ diễn ra trước đó, do các mảng địa chất trượt lên nhau ở đáy đại dương. |
Câu 6: Năng lượng nào sau đây là năng lượng sạch được khuyến khích sử dụng để hạn chế biến đổi khí hậu?
Các tua-bin gió và các tấm pin mặt trời tạo ra điện năng để phục vụ cho các hoạt động của con người mà không gây ô nhiễm môi trường. Năng lượng dầu mỏ hay đá phiến đều là các loại năng lượng hóa thạch, xả thải ra môi trường không khí nhiều CO2 và nhiệt lượng, ngoài ra còn gây ô nhiễm nguồn nước và đất đai từ hoạt động khai thác cũng như xử lý. |
Câu 7: Tại Hội nghị thượng đỉnh về chống biến đổi khí hậu (COP21) tại Paris tháng 12/2015, các nước đã đặt trọng tâm thỏa thuận vào vấn đề gì?
Lượng khí thải carbon mà các quốc gia cần cắt giảm là trọng tâm đàm phán giữa các quốc gia dự COP21. Các đoàn đàm phán đã được nhiều tiến bộ quan trọng trong bản dự thảo mới nhất, cho thấy các nước đã có sự thỏa hiệp với nhau. Nhìn chung, các quốc gia đều ủng hộ mục tiêu khống chế nhiệt độ Trái đất không tăng quá 2 độ C. Tuy nhiên, điều gây tranh cãi là những ngôn từ quy định cam kết phải cắt giảm khí thải nhà kính về dài hạn. |