Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những đau đớn mà phụ nữ phải chịu khi vượt cạn

Khi bước vào tuổi dậy thì, các cô gái biết rằng họ sắp phải thực hiện một sứ mệnh quan trọng trong tương lai. Nó sẽ mang lại cho họ hạnh phúc vô bờ cùng nhiều đau đớn.

Hanh trinh vuot can anh 1

Khi sinh mổ, người mẹ phải trải qua nhiều đau đớn để con chào đời bình an. Ảnh: H.W.

Có thể bạn có một người cô hoặc một người bà coi chuyện kinh nguyệt là “lời nguyền”. Tôi biết rằng cụm từ này không còn phổ biến. Nhưng lời nguyền là có thật, và mong muốn đánh bại nó vẫn tồn tại.

Tôi và người bạn Kelly đã có lần mang thai cùng một thời điểm, sự tự do của cô ấy khiến tôi mãi mãi thay đổi. Nhóm bạn của chúng tôi, nền văn hóa bao quanh chúng tôi, bị ám ảnh với việc sinh nở tự nhiên. Một cuộc trò chuyện để tiếp thêm sức mạnh cho nhau đã không may trở thành nơi lên án.

Đột nhiên, có một hệ thống phân cấp được thiết lập lỏng lẻo về nơi và cách bạn đau đẻ. Không ai thảo luận công khai hoặc đưa ra các biểu đồ, nhưng bạn có thể cảm nhận được điều đó.

Đây là những gì tôi phỏng đoán về thứ bậc sinh đẻ trong nhóm bạn của tôi: Những phụ nữ sinh con tại nhà ở nhóm đứng đầu - những người chiến thắng. Bể sinh nở bơm hơi của họ (thật ra chúng là bể dành cho trẻ em của Walmart) đã trở thành những chiếc cúp chiến thắng được để ngoài cửa nhà hàng tuần liền, sẵn sàng cho chuyện sinh con và sau đó lại được đặt lù lù trong phòng khách để nhắc nhở chúng ta về tất cả những gì cô ấy đã trải qua.

Sau đó là những người phụ nữ đến trung tâm đỡ đẻ. Tôi không bao giờ thích ý tưởng về một trung tâm đỡ đẻ vì họ khiến bạn phải rời đi nhanh chóng, và tôi thực lòng yêu thích việc có một y tá chăm sóc tôi trong vài ngày. Đá bào![1] Giúp đi tiểu! Khi họ giao em bé cho bạn để bạn có thể nằm trên giường! Chúa phù hộ cho các y tá, amen.

Tiếp theo là những người sinh trong bệnh viện mà không cần gây tê tủy sống. Theo ý kiến của tôi, họ là thú vị nhất, giống như họ sắp dùng thuốc đến nơi nhưng rồi lại kiên quyết không dùng nữa. Sau họ là những người phụ nữ sinh con đường âm đạo, có thể bằng một số loại thuốc hoặc can thiệp, nhưng vẫn thực hiện động tác rặn đẻ như nhau.

Kelly và tôi nằm ở nhóm cuối cùng vì chúng tôi chọn phương pháp đẻ mổ. Lần sinh nở đầu tiên của tôi là một trường hợp mổ lấy thai khẩn cấp, còn những lần sau… (rùng mình) là những lần mổ lấy thai đã được lên lịch.

Tôi sẽ chọn một ngày với bác sĩ của mình (thường là ngày tôi thích và nghĩ rằng mình có thể ghi nhớ dễ dàng), ngủ một giấc ngon lành trước đó, gội đầu và cạo lông chân (có thể), sau đó đi vào, nằm xuống, móc nối với một đống thiết bị và để họ đưa đứa bé ra ngoài. Tuy không muốn đẻ mổ nhưng nó vẫn đem lại vài lợi ích trong hoàn cảnh khó khăn nên tôi tiếp tục sử dụng phương pháp này.

Bất cứ ai từng sinh mổ đều biết nó thực sự rất dã man nếu bạn tỉnh táo, cơ thể cũng khó phục hồi vì sau cuộc phẫu thuật lớn, bạn còn phải chăm sóc một đứa trẻ. Nhưng nếu chưa từng sinh mổ, có thể bạn sẽ tưởng tượng nó giống như một lối thoát dễ dàng. Có thể bạn đã là một phần của cộng đồng có hệ thống phân cấp sinh đẻ giống như chúng tôi.

Dù sao thì cuối cùng Kelly cũng phát chán với điều đó. Ở một khía cạnh nào đấy, khi cuộc trò chuyện chuyển sang chủ đề sinh nở, hai chúng tôi có thể ngồi thư giãn, biết rằng mình đã được loại ra khỏi mọi sự ồn ào. Nhưng nó cũng khiến chúng tôi cảm thương hơn với những người chị em đang gây áp lực cho nhau. Sinh nở vốn là một món quà đẹp đẽ, nhưng ở đây nó lại bị biến thành một cuộc cạnh tranh, nơi để người ta so sánh lẫn nhau.

Cuối cùng, bạn tôi đã đạt đến giới hạn chịu đựng và phải lên tiếng: “Đừng. Cố gắng. Đánh bại. Lời nguyền. Đừng cố gắng đánh bại lời nguyền đi.”

Chúng tôi đang ở trong nhà bếp của một người trong buổi gặp mặt đó. Cô ấy tâm sự rằng có cảm giác mình chẳng nói câu đó với bất kỳ ai, lại như nói với mọi người. Lúc đầu, đó chỉ là một lời thì thầm kiên định, nhưng giọng cô ấy càng lúc càng lớn hơn với sự quả quyết. “Đừng cố đánh bại lời nguyền nữa!” Cô ấy lặp lại lần nữa rồi rời khỏi phòng.

[1] Đá bào là những miếng đá nhỏ, thường nhỏ hơn đá viên. Chúng thường được khuyên dùng trước khi phẫu thuật hoặc trước khi thực hiện một thủ thuật y tế.

Jess Connolly/ Skyboooks & NXB Dân trí

Bình luận

SÁCH HAY