Những đảo lạ kỳ nhất thế giới
Hòn đảo Kamfers Dam ở Nam Phi có hình chữ S; còn người dân trên đảo Miyake-jima (Nhật Bản) thường xuyên phải đeo mặt nạ chống độc.
>> Cấp nước ngọt dự trữ cho người dân 'đảo cô đơn'
>> Côn Đảo lôi cuốn bởi vẻ đẹp bí ẩn
>> Những thành phố mặc 'áo đồng phục' độc đáo
Đảo Miyake-jima, Nhật Bản có núi lửa Oyama hoạt động vài lần từ trước tới nay. Kể từ lần phun trào gần nhất vào năm 2000, ngọn núi thải ra khí sulfuric độc hại cho sức khỏe con người. Vì thế, khoảng 3.000 cư dân trên đảo luôn phải đeo mặt nạ để chống độc. |
Đảo U Thant, Mỹ: Hòn đảo nhân tạo nhỏ bé này nằm giữa sông ở thành phố New York. Đầu thế kỷ 20, người ta đào đường hầm tàu điện ngầm dưới lòng sông và đổ đất thừa ở một nơi gần đó. Mô đất đó lớn dần lên và trở thành hòn đảo nhỏ. Hòn đảo có tên là U Thant, mang tên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc U Thant trong gia đoạn 1961 – 1971. Trên đó, người ta trồng cây xanh và đây là nơi đến của nhiều loài chim di cư. |
Xochimilco là nơi có rất nhiều kênh mương và đảo nhân tạo ở Mexico, trong đó có đảo búp bê. Câu chuyện về đảo búp bê bắt đầu từ việc ông Julian Santana Barrera tìm thấy xác của một bé gái gần con kênh. Sau đó, ông bắt đầu thu lượm búp bê để treo lên cành cây nhằm xua đuổi hồn ma. Ông Barrera chết năm 2001 nhưng búp bê vẫn còn đó. Hiện du khách có thể đi thuyền đến thăm đảo. |
Đảo lha da Queimada, Brazil: Ilha da Queimada còn có tên gọi khác là đảo rắn. Đây là nơi trú ẩn của loài rắn độc Golden Lancehead Vipers. Theo người dân địa phương, cứ mỗi m2 vuông có tới 5 con rắn trườn quanh. Nhiều năm nay, trên hòn đảo chỉ có duy nhất một người sống, đó là người giữ ngọn hải đăng. Tuy nhiên, đến nay, Hải quân Brazil cấm tất cả các cư dân đến hòn đảo toàn rắn độc này. |
Skorpios, Hy Lạp: Hòn đảo này thuộc quyền sở hữu của tỉ phú tàu Artistotle Onassis, người chồng thứ 2 của Jacqueline Kennedy. Ông Onassis đã kết hôn cùng góa phụ của Tổng thống Mỹ John Kennedy trên chính đảo Skorpios. Mặc dù gia đình Onassis hiếm khi tới thăm hòn đảo nhưng vẫn có bảo vệ chống trộm và nhân viên thường trực trên đó. |
Thilafushi, Maldives: Hòn đảo nhân tạo Thilafushi ra đời năm 1992 khi chính quyền thành phố Male của Maldives phải đối mặt với vấn đề rác thải ngày càng nhiều. Mỗi ngày, khoảng 350 tấn rác được chở ra đảo rác. Điều này có nghĩa là mỗi ngày, diện tích hòn đảo tăng 1 m2. |
Đảo Tory, Ireland: Đảo Tory cách bờ biển Donegal khoảng 10 km, nổi tiếng vì có vua riêng, do khoảng 130 cư dân trên đảo bầu ra. Vị vua này là người phát ngôn và có nhiệm vụ tiếp khách đến đảo. |
Đảo Hashima, Nhật Bản: Hashima cách Nagasaki khoảng 15 km. Trong khoảng thời gian 1887 – 1974, đây là vùng sản xuất than. Năm 1959, dân số ở đây rất đông, 5.259 người. Sau khi xăng dầu thay thế than, hòn đảo bị bỏ hoang và trở thành đảo ma. Kể từ năm 2009, một phần của hòn đảo mở lại để đón du khách. |
Kamfers Dam, Nam Phi: Hòn đảo này được xây dựng để biến thành nơi cư trú của loài chim hồng hạc từ năm 2006. Kamfers Dam có thể là nơi ở của 50.000 con chim. Một điểm rất đặc biệt khác, đó là nhìn từ trên cao, hòn đảo mang hình chữ S. |
đỗ quyên
Theo Infonet.vn