Trong dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, nhiều tác phẩm đã được làm mới về hình thức. Những thay đổi này không đơn thuần đến từ những phương tiện hay công nghệ mới. Nó phản ánh những thay đổi nhất định trong tư duy thiết kế và các xu hướng hiện nay. Trong đó bao gồm một số thay đổi về màu sắc, bố cục và nội dung ý tưởng.
Tập trung vào các chi tiết
Với phiên bản bìa mới, họa sĩ tập trung hơn vào việc xây dựng một bối cảnh cụ thể. Trong đó, không gian thực tế được khắc họa rõ nét hơn là việc chỉ dừng lại ở những hoạt cảnh như tấm bìa trước. Đồng thời, các chi tiết như hướng tay của nhân vật cũng mang đến thông điệp khác nhau.
Bên cạnh đó, tấm bìa bên phải đang sử dụng một số hình khối cứng (hình tròn) trong khi tấm bìa mới lại thoát ra khỏi các khối có sẵn mà vẫn giữ được bộ khung nhất định.
Tập trung vào các chi tiết có thể giúp bìa sách trở nên ấn tượng hơn trong mắt độc giả. Hơn thế nữa, sản phẩm in ấn hiện nay đòi hỏi ngày càng cao về hình minh họa. Một tấm bìa có thể sử dụng các chi tiết để nhấn mạnh về thông điệp, tinh thần gần gũi, đời thường cho câu chuyện.
Tận dụng không gian thông tin trên bìa
Các tấm bìa sách về sau càng ngày càng có nhiều chữ hơn. Thay vì coi chữ như một khối có thể trang trí, cách điệu, họ cũng sử dụng nó với đúng bản chất là cung cấp thông tin cơ bản cho độc giả. Chẳng hạn trường hợp trên, nếu bỏ cụm “Tiểu thuyết đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ” và “Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”, tấm bìa cũng không thay đổi quá nhiều về giá trị. Nhưng đối với độc giả, nó có thể giúp họ hiểu thêm về tác phẩm.
Trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển, việc quyết định mua một cuốn sách đôi khi chỉ cần một vài đánh giá qua những tấm bìa. Vì vậy nếu bìa không nêu bật được sự đặc biệt, tác phẩm sẽ khó tiếp cận các lớp công chúng mới.
Sử dụng những tấm bìa có màu tương đồng
Phối màu tương đồng là một trong những xu hướng thiết kế đã có từ năm 2023. Cho đến 2024, xu hướng này vẫn tiếp tục khẳng định vị trí của mình. Phối màu tương đồng có khả năng tạo cảm giác thoải mái dễ chịu mà người minh họa vẫn có thể nhấn vào những chủ thể quan trọng. Việc sử dụng phối màu tương đồng sẽ giúp độc giả tập trung hơn vào tổng thể tấm bìa, quét (scan) các thông tin cần thiết nhanh hơn so với tầm bìa sử dụng các khối màu khác nhau, tương phản.
Đổi sang các font chữ sans-serif
Thay vì sử dụng các font chữ serif (có phần cách điệu ở dưới chân chữ), sans-serif là font được sử dụng trong thời đại kỹ thuật số nhiều hơn.
Phông chữ mới này cho phép việc hiển thị trên các nền tảng số rõ ràng hơn mà không ảnh hưởng tới chất liệu in ấn. Về phía độc giả, các font chữ có phần cách điệu ở dưới như sans-serif thường đem lại cảm giác cổ điển, trang trọng, thường được dùng trong các văn bản hành chính, công cụ.
Tuy nhiên, sans-serif lại đem tới cảm giác trẻ trung, tối giản, có thể được biến tấu để phù hợp với nhiều thông điệp khác nhau.
Sử dụng các tông màu lạnh
Trước đó, các tầm bìa sách về lịch sử thường sử dụng các tông màu nóng. Chúng thường biểu đạt về sức trẻ, nhiệt huyết… Tuy nhiên, các tông màu lạnh cũng có thể là một thử nghiệm đáng kể trong những năm gần đây.
Về mặt tiếp thị, các tông màu lạnh có thể giúp cuốn sách trở nên khác biệt hơn trong loạt tác phẩm lấy cảm hứng từ những sự kiện lịch sử. Các tông màu lạnh như xanh dương, xanh lá cây nhạt, hoặc tím nhạt thường liên kết với tự nhiên và không gian rộng lớn, giúp tạo ra một cảm giác thoải mái và yên bình cho người nhìn. Đồng thời, các tông màu lạnh thường dễ dàng kết hợp với nhau mà không gây ra sự xung đột mạnh mẽ, giúp tạo ra một bố cục hài hòa và tránh sự lòe loẹt.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng
Điện Biên Phủ trở thành chất liệu hấp dẫn với sách tranh
Dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, nhiều cuốn sách tranh cho thiếu nhi được phát hành, kể câu chuyện lịch sử một cách gần gũi, sinh động.
Điện Biên Phủ qua lời kể của những cựu chiến binh Pháp
Họ đã “lên tiếng” và chia sẻ về những gì họ phải đối mặt trong trận chiến, về những suy nghĩ của họ về cuộc chiến tranh thuộc địa mà họ đã can dự.
Lịch sử hàng nghìn năm vùng đất Điện Biên
Triển lãm giúp công chúng có cái nhìn tổng thể và rõ nét hơn về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Điện Biên.