Hiện nay, tại TP.HCM, hệ thống cột điện bằng gỗ sử dụng lâu năm đã được thay thế bằng cột bê tông, sắt. Nhưng tại đường Âu Cơ (Q.Tân Bình và Tân Phú) còn gần 20 cột điện bằng gỗ được sử dụng, có cột đứng ngoài đường, có cột nằm sâu trong nhà dân.
Người dân sống trên đường Âu Cơ cho biết hệ thống cột điện này có từ những năm 70 của thế kỷ trước. “Các trụ điện này quá già rồi, mối mọt đục khoét rất dễ gãy, gây nguy hiểm. Chúng tôi thấy công ty điện lực mấy lần tới đo đạc để cưa bỏ, thay thế nhưng đến giờ vẫn chưa thực hiện”, một người dân cho biết.
Các cột điện bằng gỗ thông này được quét keo chống mối, có đường kính 30 - 45cm, cao bằng tòa nhà 5 tầng, tải điện đường dây 66Kv. Một số cây phải dùng cột phụ hoặc chằng dây chống nghiêng. Tại trạm biến áp trên P.Phú Trọng (Q.Tân Phú), hàng chục cột điện bị mục nát, gần gãy nhưng phải đeo hàng trăm kg dây điện. Có những cột cao chót vót trông rất yếu ớt.
Sáng 25/7, một cột điện bằng gỗ trước Nhà thiếu nhi Tân Bình (P.10, Q.Tân Bình) được đốn hạ, bên trong bị mối mọt ăn mục rỗng.
Nhiều cột điện bằng gỗ bị mối mọt ăn rỗng ruột, một số bị nứt toác từng đoạn dài. |
Một số cột nằm bên đường bị "hành xác" khi người dân đóng đinh, bảng rao vặt… vào thân. |
Cột thì nằm bên đường, trong hẻm, có cột nằm ngay trong nhà dân. |
Thân già cỗi nhưng phải đeo hàng chục dây điện |
Nhiều cột bị cong vẹo phải dùng dây neo lại. |
Một số cột tại trạm biến áp thuộc P.Phú Trọng bị mục gần gãy. |
Cột điện gỗ đan xen với hệ thống cột điện bê tông dày đặc, mất thẩm mỹ trên đường Âu Cơ. |
Trên ngọn, nhiều thanh gỗ không thể mang dây điện nên phải gắn trực tiếp vào cột gỗ mảnh mai. |
Chân cột được phủ các lớp keo chống ẩm ướt. |