15. T Mobile (Đồng hạng)
Xếp hạng: 68/100
Theo ACSI, người Mỹ tỏ ra không hài lòng nhất với hãng cung cấp dịch vụ di động này ở điểm chăm sóc khách hàng qua điện thoại kém và tốc độ dữ liệu chậm.
14. Delta (Đồng hạng)
Xếp hạng: 68/100
Những phàn nàn của khách hàng dành cho hãng hàng không Delta chủ yếu tập trung ở dịch vụ kém và phí cao. Việc sáp nhập của Delta cũng là một trong những nguyên nhân khiến hãng này nhận mức xếp hạng thấp.
13. Hãng dịch vụ truyền hình Cox Communications (Đồng hạng)
Xếp hạng: 65/100
Cox Communications đang dần trở nên suy yếu, khi phải cạnh tranh mạnh mẽ với các hãng cung cấp dịch vụ truyền hình cáp quang và vệ tinh như DirectTV hay Verizon. Khách hàng cũng tỏ ra khó chịu với các chiến lược thu hút người dùng của công ty này. Cox bị đánh giá thấp bởi các loại chi phí đều tăng.
12. AT&T (Đồng hạng)
Xếp hạng: 65/100
Hãng cung cấp dịch vụ internet AT&T bị đánh giá thấp nhất trong số các công ty trong ngành.
11. Twitter (Đồng hạng)
Xếp hạng: 65/100
Các công ty truyền thông xã hội đều đang phải đối mặt với những nghi ngại về tính riêng tư, cộng với vấn đề về phát triển lượng người dùng và tăng doanh thu. Nhiều người than phiền về tính riêng tư bị xâm phạm, hoặc bị ảnh hưởng bởi nhưng quảng cáo hay post không liên quan. Tuy nhiên, Twitter vẫn có xếp hạng tốt hơn LinkedIn và Facebook.
10. American Airlines (Đồng hạng)
Xếp hạng: 64/100
So với năm 2012, điểm của American Airlines đã tăng lên, tuy nhiên vẫn là hãng hàng không có xếp hạng thấp thứ 3. Đầu tháng 12/2013, hãng này đã thoát khỏi bờ vực phá sản và sáp nhập với US Airways, lập nên hãng hàng không lớn nhất thế giới về số lượng tuyến bay. Việc sáp nhập đã khiến mức độ hài lòng của khách hàng đối với American Airlines giảm đi, chưa kể US Airways vốn đã là hãng có xếp hạng thấp.
9. Công ty dịch vụ truyền hình Charter Communications (Đồng hạng)
Xếp hạng: 64/100
Chỉ số thỏa mãn khách hàng (ACSI) gọi hãng cung cấp dịch vụ truyền hình Charter là “kẻ đi chậm nhất trong ngành công nghiệp”. Bất chấp những cải thiện, Charter vẫn không làm hài lòng khách hàng.
8. Công ty dịch vụ mạng CenturyLink (Đồng hạng)
Xếp hạng: 64/100
CenturyLink là hãng có xếp hạng không hài lòng của khách hàng ở mảng điện thoại cố định là 71/100, chỉ sau Time Warner và cùng hạng với Comcast.
"Chi phí hàng tháng cao, cùng các vấn đề về độ tin cậy và tốc độ là những lý do chính khiến CenturyLink bị phàn nàn”, ACSI cho biết.
7. US Airways (Đồng hạng)
Xếp hạng: 64/100
US Airways là hãng hàng không bị khách hàng phàn nàn nhiều thứ 2 trong danh sách. Mọi thứ có thể sẽ cải thiện vào năm tới, khi US Airways sáp nhập với công ty có xếp hạng tốt hơn American Airlines, nhưng mọi việc cũng có thể diễn biến theo chiều hướng xấu hơn. Lý do là việc sáp nhập khiến khách hàng gặp nhiều phiền toái hơn, đặc biệt là vấn đề giá cao và dịch vụ kém.
6. LinkedIn (Đồng hạng)
Xếp hạng: 62/100
Cùng chung vấn đề với Twitter và Facebook, LinkedIn bị nhiều khách hàng phàn nàn về tính riêng tư và quảng cáo.
5. Facebook (Đồng hạng)
Xếp hạng: 62/100
"Ngoài vấn đề quảng cáo, người sử dụng Facebook còn thường xuyên phàn nàn về việc thay đổi giao diện và lo lắng về tính riêng tư bị xâm phạm do các tính năng mới”, ACSI cho biết.
4. United Airlines (Đồng hạng)
Xếp hạng: 62/100
Việc hãng hàng không United Airlines sáp nhập với Continental Airlines không làm hài lòng khách hàng. Đây là năm thứ 2 United Airlines có mặt trong danh sách này.
3. Công ty cung cấp dịch vụ mạng (Comcast)
Xếp hạng: 62/100
Comcast là công ty bị khách hàng phàn nàn nhiều nhất trong ngành cung cấp dịch vụ mạng.
2. Công ty cung cấp dịch vụ truyền hình cáp Time Warner
Xếp hạng: 60/100
Time Warner tiếp tục khiến khách hàng thất vọng với trung tâm chăm sóc khách hàng. Khách hàng cũng liên tục phàn nàn về việc tăng phí hàng tháng cho việc thuê modem, trong khi trước đó, dịch vụ này được miễn phí.
1. Công ty điện lực Long Island
Xếp hạng: 43/100
Long Island có trụ sở tại New York là công ty bị khách hàng phàn nàn nhiều nhất tại Mỹ. Việc cắt điện và mất điện thường xuyên là lý do chính khiến công ty này mất điểm trong lòng khách hàng.