Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tạp chí tri thức trực tuyến

Những 'cơn mưa tiền thưởng' cuối mùa giải

Ở làng bóng Việt, mỗi khi “con tàu” mùa giải đi vào những “ga” cuối, cũng là lúc xuất hiện những cuộc đua về tiền thưởng của các đội song song với cuộc ganh đua về mặt chuyên môn...

Những ''cơn mưa tiền thưởng'' cuối mùa giải

Ở làng bóng Việt, mỗi khi “con tàu” mùa giải đi vào những “ga” cuối, cũng là lúc xuất hiện những cuộc đua về tiền thưởng của các đội song song với cuộc ganh đua về mặt chuyên môn...

Những
HLV Huỳnh Đức đang chỉ các học trò SHB.Đà Nẵng con đường phá kỷ lục 10 tỷ tiền thưởng.

Năm ngoái, T&T Hà Nội lập kỷ lục với quỹ tiền thưởng 10 tỷ đồng cho cú thăng hạng từ giải hạng Nhất lên V-League. Tuy nhiên, kỷ lục này đang bị đe dọa phá vỡ ở mùa bóng năm nay.

Đội đầu tiên phải kể đến là SHB.Đà Nẵng, CLB vốn cùng với T&T Hà Nội chung một... ông bầu chịu chơi và chịu chi, Đỗ Quang Hiển. Hậu trường làng bóng đồn đại rằng chiếc Cúp vô địch V-League 2009 mà đội bóng sông Hàn đang cầm chắc trong tay có giá ba tỷ đồng tiền thưởng. Tất nhiên, khoản này nằm ngoài mức thưởng cho từng trận đấu cụ thể.

Trung bình mỗi trận thắng, đội sẽ nhận được khoảng 500 triệu đồng, còn hòa là 200 triệu đồng. Hiện tại, tính tới vòng 21, thầy trò Huỳnh Đức đã có 14 trận thắng và ba trận hòa. Nếu vẫn giữ được nhịp chiến thắng như vậy, thì cuối mùa, SHB.Đà Nẵng dư sức phá vỡ kỷ lục tiền thưởng của T&T Hà Nội mùa trước.

Còn ở giải hạng Nhất, V.Ninh Bình cũng đang trên đường tiếp cận chức vô địch và số tiền thưởng 10 tỷ đồng. Trong đó, 5 tỷ đồng là tiền thưởng riêng cho chức vô địch như tuyên bố của lãnh đạo đội bóng, còn lại là số tiền thưởng thắng trận (trung bình 400 triệu đồng một trận).

Đem chuyện tiền thưởng hỏi người của Đồng Tâm.LA, B.Bình Dương hay HAGL thì đều nhận được câu trả lời chung: “Không thưởng không được”. Bởi xu thế hiện thời là cầu thủ luôn điều khiển đôi chân của mình theo những khoản tiền thưởng treo cao của các "ông chủ". Đội thưởng to thì họ sẽ đá sống chết, đội thưởng nhỏ thì đá cầm chừng.

Do vậy, chỉ cần một đội “phát pháo” cho cuộc đua tiền thưởng, thì y như rằng những đội bóng có tham vọng khác cũng phải chạy đua. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới nạn “kiêu binh” ở K.Khánh Hòa, sự thất thường của Gạch, Gỗ và cả sự “tụt hơi” của QK4, vì các đội bóng này không mạnh miệng treo thưởng và mạnh tay chi tiền.

Theo Đất Việt

Theo Đất Việt

Bạn có thể quan tâm