Trải qua 300 năm lịch sử, TP.HCM vẫn còn lưu giữ những cây cổ thụ hàng trăm tuổi, bằng chứng sống cho một vùng rừng nguyên sinh thuở khai thiên lập địa.
|
Theo anh Nguyễn Văn Sang, Phó đội trưởng Đội cây xanh (Thảo Cầm Viên), người hơn 50 năm gắn bó với vườn, cây dây gùi này là đại diện duy nhất và cuối cùng của rừng nguyên sinh xưa còn lại đến ngày nay. Nơi đô thị Sài Gòn hiện diện từng là một khu rừng nguyên sinh lớn, được người Pháp khai phá mở rộng. Theo thời gian rất nhiều thảm thực vậy đặc hữu bị dẹp bỏ, chỉ giữ lại những cây cổ thụ lớn. Cây dây gùi là đại diện cuối cùng và nếu xét về tuổi cây còn lâu năm hơn cả Thảo Cầm Viên.
|
|
Cây nằm ở cuối khuôn viên và được Ban quản lý xem như là “cây thần”, không ai được phép chặt đốn hay có bất cứ hành động phá hoại nào. Trái của cây khi chín màu vàng nhạt và có vị chua. "Nhiều người nghĩ cây bình thường nhưng cây dây gùi này có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng, khẳng định nguồn gốc hình thành của vùng đất Sài Gòn xưa. Và chính vì ý nghĩa quan trọng đó mà hiện nay cây được chăm sóc rất đặt biệt", anh Sang chia sẻ.
Cũng nhờ những loại thực vật độc đáo như vậy, Thảo Cầm Viên được xếp hạng là nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ đứng top 10 thế giới.
|
|
Cây đa cổ thụ trên đường Lý Tự Trọng (ngay trước Bảo tàng TP.HCM) có lẽ là cây nhiều tuổi nhất Sài Gòn, cây đã hơn 300 năm tuổi và được coi như một biểu tượng xanh của thành phố. |
|
Qua hàng trăm năm cây vẫn không những không già yếu đi mà ngày càng khỏe mạnh, phát triển. Tán cây vươn che mát cả một vùng rộng lớn. Rễ lan rộng đâm chi chít xuống mặt đất giúp cây đứng vững. Hàng ngày cây đa cổ thụ này vẫn là chỗ nghỉ chân cho nhiều người dân. |
|
Qua cầu Thủ Thiêm rẽ trái, đi thẳng chừng 1km là nơi tọa lạc của nhà dòng Mến thánh giá Thủ Thiêm. Ngày nhà dòng được thành lập (năm 1840) thì cụ me trăm tuổi cũng ra đời ngày ấy để kỷ niệm. Tính đến nay cụ me đã hơn 170 tuổi. |
|
Cây me cổ thụ gắn bó và trở nên thân thiết với tất cả các xơ của nhà dòng. Dưới gốc còn có một bia đá (nay đã mờ chữ) khắc đánh dấu ngày trồng cây. |
|
Thời gian tới, để phát triển đô thị Thủ Thiêm, cây me có thể sẽ bị đốn hạ. |
|
Cây sọ khỉ lớn nhất thảo cầm viên với mã số 1552, và cũng là cây lớn nhất thành phố, cao hơn 40 mét, đường kính thân (cách gốc 1,3 mét) là gần 4 mét. Năm 1864 Thảo cầm viên được thành lập, năm 1865 cây được trồng, đến nay chừng 150 tuổi.
|
|
Cây sọ khỉ còn gọi là cây xà cừ là một loại cây thuộc họ Xoan. Trên thân cây là nơi tầm gửi của nhiều loại cây, cũng là tổ của chim và sóc. |
|
Ngày nay cây sọ khỉ này là một điểm đến thú vị mà bất cứ ai ghé thăm Thảo Cầm Viên cũng dừng chân chụp ảnh lưu niệm. Một số người dân còn tin rằng, khi chạm vào cây để cầu nguyện thì may mắn sẽ đến. |
|
Cây thị ở gần chuồng rái cá, trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn có thể được xem là cây thị cổ nhất thành phố, hơn 160 năm tuổi. Sau khi thành lập, xây dựng xong các chuồng thú, ban quản lý trồng thêm một số cây quý trong đó có "cụ" thị này. |
|
Vòng thân to đến hơn 2 người ôm mới hết, tán cây vươn cao hơn 10 mét. |
|
Vào cuối mùa hè đến hết mùa thu cây cho trái, làm quà cho đám chim sống trên vòm lá và những vị khách nào may mắn được "thị rụng bị bà". |
|
Cây bàng vuông được đem về từ quần đảo Trường Sa, trồng bên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là một điều thú vị với nhiều người dân thành phố. Đây là món quà của quân dân huyện đảo Trường Sa tặng TP.HCM 12 năm trước. |
|
Bàng vuông được xem là loại cây tượng trưng cho tinh thần bất khuất, hiên ngang vượt qua sóng gió. Ban quản lý giao thông đô thị số 1 cho biết, TP.HCM dự định sẽ chọn những vị trí đẹp hai bên đường Hoàng Sa và Trường Sa trồng tiếp cây bàng vuông và cây phong ba chuyển từ đảo về. |
Nỗi lo từ những cổ thụ Sài Gòn bị đốn
09:14 4/8/2014
09:14
4/8/2014
Xã hội
Xã hội
0
Trong 8 cây dầu bị đốn tại công trường Lam Sơn (TP.HCM) có tới 6 cây hầu như bộ rễ đã mục 60-70% và không cây nào còn rễ cọc. Điều này gây lo ngại đến an toàn của cây xanh Sài Gòn.
Sài Gòn
cây xanh
rừng nguyên sinh
thảo cầm viên
sọ khỉ
thị
me
đa
dây gùi
khai thiên lập địa
cổ thụ