Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những căn bệnh nợ công sinh ra

Chứng cao huyết áp và mỡ máu trong nền kinh tế là hai căn bệnh gây ra bởi việc thiếu kiểm soát nợ công.

chien tranh tien te anh 1

Ảnh minh họa. Nguồn: Econlib.

Căn bệnh đầu tiên nợ công sinh ra chính là chứng cao huyết áp trong nền kinh tế - lạm phát tiền tệ, đặc biệt là lạm phát tài sản. Ở một phương diện khác, biến chứng của căn bệnh này là tình trạng dư thừa trong sản xuất, tạo ra sự xáo trộn về cấu trúc của nền kinh tế, gây lãng phí lớn cho nguồn vốn thị trường, tạo ra cuộc chiến giá cả khốc liệt cũng như lạm phát hàng hóa tiêu dùng.

Gia đình được xem là tế bào chính của nền kinh tế, vậy nhưng, tế bào này đang bị đe dọa không chỉ bởi lạm phát tiền tệ mà còn bởi tình trạng giãn chợ đang tăng lên hàng ngày. Những điều này làm suy giảm sức tiêu thụ trong dân chúng và khiến cho cơ thể nền kinh tế thiếu sức sống.

Một chứng bệnh khác do nợ công tạo nên chính là tình trạng mỡ máu cao của nền kinh tế.

Khi các khoản nợ công được tiền tệ hóa, tiền tệ sẽ không còn khan hiếm mà xuất hiện tràn lan khắp mọi ngóc ngách của xã hội. Tiền ngày càng nhiều nhưng cơ hội đầu tư lại ngày càng ít. Dưới chế độ bản vị vàng, đặc trưng chủ yếu của thị trường cổ phiếu là cơ cấu tài chính của công ty lên sàn khá vững chắc, tình trạng nợ công không có nguy cơ, nguồn vốn dồi dào, mức lợi nhuận tăng trưởng ổn định, cổ tức tăng đều hàng năm, thị trường cổ phiếu tuy mạo hiểm nhưng thực sự đáng để đầu tư.

Các thị trường cổ phiếu chính ngày nay lại ngập trong các khoản tiền nợ và bị định giá quá mức so với giá trị thực, các nhà đầu tư khó mà trông chờ vào lợi nhuận cổ tức cho dù vẫn luôn nuôi hy vọng vào khả năng tăng giá cổ phiếu. Thị trường chứng khoán ngày càng mất đi tính đầu tư mà dần biến thành một sòng bạc với đầy rẫy điểm khác thường. Tình trạng bất động sản cũng vậy.

Bản thân các khoản nợ khiến mạch máu kinh tế trở nên dễ vỡ hơn, việc tăng lượng phát hành tiền nợ khiến cho huyết dịch kinh tế sánh đặc lại, lượng lớn vốn lắng đọng trên thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản làm huyết quản nền kinh tế càng thêm tắc nghẽn, nền kinh tế không thể tránh khỏi triệu chứng cao huyết áp. Từ đó càng thêm gánh nặng cho trái tim kinh tế - môi trường và tài nguyên mà nhân dân dùng để sáng tạo ra của cải.

Gánh nặng nợ công gây nên tình trạng bội chi nghiêm trọng, môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, hệ sinh thái mất cân bằng, khí hậu biến đổi, thiên tai liên miên... Chính những điều này đã dẫn đến tình trạng nợ nần chồng chất của dân chúng. Sự phân hóa giàu nghèo, dao động kinh tế, mâu thuẫn xã hội...

Khi tất cả những căn bệnh như mỡ máu cao, huyết áp cao - những chứng bệnh do chất mỡ tiền tệ nợ công gây ra cùng phát tác và tồn tại, hệ thống nội tiết tự nhiên của cơ thể kinh tế sẽ rơi vào trạng thái rối loạn, khả năng hấp thụ kém, cơ quan nội tạng tổn thương dẫn đến suy thoái trầm trọng hơn.

Khi nhận thức rõ bản chất và sự nguy hại của tiền tệ nợ công thì chúng ta phải thực hiện ngay điều chỉnh tương ứng với chiến lược phát triển kinh tế. Nghĩa là lấy tăng trưởng GDP làm kim chỉ nam, lấy tiền tệ nợ công là cơ sở, lấy bội chi tài chính làm tăng trưởng, chúng ta chuyển sang mô hình lấy xã hội và sự phát triển hài hòa làm trung tâm, dùng tiền tệ làm thước đo, dùng tích lũy để thúc đẩy phát triển.

Song Hong Bin/ Bách Việt Books & NXB Lao Động

SÁCH HAY