Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những cái chết 'tiện dân' đầy ám ảnh

Làng Javkheda ở Ấn Độ trở thành tâm điểm của những cuộc biểu tình chống phân biệt đẳng cấp, sau khi 3 dân làng bị giết hại với lý do họ là những “tiện dân".

Một gia đình trong cộng đồng Dalit ngồi trước căn nhà có treo hình ảnh 3 người trong gia đình ông Sanjay Jadhav bị giết hại.

Một gia đình trong cộng đồng Dalit ngồi trước căn nhà có treo hình ảnh 3 người trong gia đình ông Sanjay Jadhav bị giết hại.

Những cái chết bí ẩn

Một con đường gập ghềnh đã dẫn đến trang trại nhỏ trong ngôi làng nghèo ở vùng đồng bằng nông thôn miền tây Ấn Độ, nơi đánh dấu vị trí của một vụ giết người bí ẩn, đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình chống phân biệt đẳng cấp, thậm chí lan đến tận New York xa xôi.

Xác của ông Sanjay Jadhav, vợ và con trai Jayashree đã được tìm thấy bị chặt và ném vào một cái giếng vào cuối tháng 10, khiến những người trước đây bị gọi là “tiện dân” (Dalit) như gia đình Sanjay Jadhav cảm thấy lo sợ cho số phận của họ. Chuyện của gia đình xấu số này là ví dụ mới nhất của thành kiến thâm căn cố đế chống lại những người nghèo khó.

Hình ảnh đau lòng đó cũng có thể thổi bùng lên ngọn lửa căm phẫn trong một bộ phận không nhỏ của làng Javkheda. Từ rất lâu trong quan niệm cứng nhắc của người dân Ấn Độ, phân biệt đẳng cấp đã gây ra biết bao đau đớn tột cùng cho những người dân ở dưới tầng xã hội. Mặc dù một thập kỷ trước, Ấn Độ đã cấm phân biệt đối xử đẳng cấp, nhưng những nghi ngờ xung quanh vụ giết người ở Javkheda cho thấy đây vẫn là một vấn nạn nhức nhối và là một câu chuyện vô cùng nhạy cảm.

Tục đốt xác, thả trôi trên sông Hằng

Cư dân theo đạo Hindu ở Ấn Độ tin rằng, khi đốt xác, nếu hộp sọ nổ tung, may mắn sẽ tới với những người đang sống.

 

Trước đó không lâu, ở Ahmednagar, một vùng nông thôn khác của Ấn Độ, xác của 3 thanh niên cũng được tìm thấy trong một bể xí tự hoại. Một số đàn ông thuộc đẳng cấp cao hơn đã bị bắt giữ. Baba Rajguru, một nhà hoạt động ở địa phương cho rằng, những người bị gọi là “tiện dân” đã mất niềm tin vào chính quyền và họ bị ám ảnh với câu hỏi, họ là ai? Vì sao Dalit lại bị giết hại?

Thông thường, động cơ gây án có thể là do ngoại tình với người khác đẳng cấp, hoặc tranh chấp tài sản, đất đai… Mặc dù qua 6 tuần điều tra,  cái chết ở làng Javkheda vẫn chưa xác nhận được động cơ gây án và không có bất cứ nghi can nào bị bắt giữ. Cảnh sát thậm chí nghi ngờ, thủ phạm có thể là người ở bên trong cộng đồng Dalit. Các cuộc biểu tình đã nổ ra tại các thành phố Ấn Độ, thậm chí cả trên đường phố New York, nơi một nhóm Dalit toàn cầu đã nộp đơn kiến nghị lên Liên Hợp Quốc cáo buộc sự thờ ơ của cảnh sát. Trưởng thôn Javkheda cho rằng, nếu vấn đề không được làm sáng tỏ, mối quan hệ giữa những người bị gọi là “tiện dân” và những người bình thường khác sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Phần tàn lụi của nông thôn

Cùng với đói nghèo, phân biệt đẳng cấp là một phần tàn lụi của nông thôn Ấn Độ.

Quan niệm truyền thống đã lấn át luật pháp hiện đại. Trong khi hiến pháp Ấn Độ cấm sự phân chia đẳng cấp và đặc biệt cấm sự phân biệt đối xử với những người được coi là Dalit, đạo Hindu, tôn giáo của 80% dân số Ấn Độ vẫn chi phối đời sống hàng ngày với những quy định khắt khe.

Những thành kiến bảo thủ đã định hình cuộc sống của họ, đặc biệt ở vùng nông thôn - nơi mà 3/4 dân số Ấn Độ sinh sống. Những người Dalit bị kỳ thị, xúc phạm, cấm vào những đền chùa và nhà của những người thuộc đẳng cấp cao, phải ăn uống bằng các đồ dùng riêng rẽ. Những người không thuộc đẳng cấp Dalit rất ngại tiếp xúc và thường không bao giờ nhận nước uống từ những người này. Trong một số trường hợp cực đoan mặc dù hiếm, họ còn có thể bị hãm hiếp, thiêu sống, hay bắn chết.

Maurya là một người thợ lột da động vật. Theo luật của Hindu, tiếp xúc với da động vật làm cho anh bị ô uế, đáng bị tránh xa. Và sự khá giả của anh là một tội lỗi.

Maurya đã mua một khu đất trong làng và còn đứng lên đòi hỏi quyền sử dụng giếng mới của làng. Và anh ta nhận những gì xứng đáng được nhận. Một ngày Maurya đi vắng, 8 người đàn ông thuộc đẳng cấp cao hơn đến trang trại của anh. Họ phá hủy trang trại, lấy cắp máy cày, đánh đập vợ con và đốt nhà của Maurya. Thông điệp đưa ra rất rõ ràng - hãy chấp nhận cuộc sống tiện dân của mình. Maurya sợ hãi đến mức cùng gia đình trốn chạy khỏi làng và chỉ dám quay về sau hai năm. Maurya là một trong số 160 triệu người Ấn Độ thuộc tầng lớp Dalit, những người luôn bị khinh rẻ, ngược đãi ở các vùng nông thôn.

Đầu năm 2014, Nitin Aage, một thanh niên 17 tuổi ở làng  Ahmednagar đã bị đánh đập đến chết và treo xác lên một cành cây sau khi những người khác nhìn thấy anh nói chuyện với một cô gái thuộc đẳng cấp cao hơn. Sau khi đi tìm công lý cho con trai, cha của Nitin cũng đang bị đe dọa đến mạng sống.

http://danviet.vn/thoi-su/nhung-cai-chet-tien-dan-day-am-anh-508406.html

Theo Huyền My/Dân Việt

Bạn có thể quan tâm