Đọc đi đọc lại nhiều lần: Khuyến khích trẻ đọc những cuốn sách quen thuộc. Việc đọc hàng chục hay thậm chí hàng trăm lần một cuốn sách giúp bé tạo được thói quen đọc tốc độ và chính xác . Điều này có thể giúp xây dựng sự tự tin cho những em ham học hỏi và suy nghĩ khác biệt. Ảnh: Business Insider. |
Đào sâu và giúp những bài học trong sách trở nên gần gũi: Thầy cô, cha mẹ có thể kết nối những thông tin, bài học trong sách với cuộc sống thực tế để giúp trải nghiệm của trẻ em thêm phần sống động, tạo sự hứng thú với những điều được tiếp nhận. Đồng thời, người lớn thường xuyên đặt câu hỏi để con suy nghĩ về nhân vật, khuyến khích chúng kết nối với câu chuyện và tự rút được điều thú vị cho bản thân. Ảnh: Forbes. |
Thiết lập thói quen đọc một cách tự nhiên: Mang theo một cuốn sách, truyện hoặc tạp chí để giúp các em tận dụng được thời gian chờ đợi hay rảnh rỗi. Cách này sẽ hình thành cho trẻ em thói quen có thể đọc sách ở mọi nơi, mọi lúc. Bên cạnh đó, cha mẹ giúp con phân chia thời gian đọc sách và sử dụng thiết bị điện tử sao cho hợp lý. Ảnh: Business Insider. |
Dành thời gian cùng đọc sách với con: Với những bé nhỏ tuổi, việc có thể cùng cha mẹ đọc sách sẽ là trải nghiệm giúp chúng kết nối cảm xúc tốt hơn. Đồng thời, người lớn nên duy trì thói quen đọc sách cho con và khuyến khích chúng làm điều này cùng bạn bè. Khen ngợi, hỗ trợ trẻ khi chúng gặp khó khăn trong việc đọc, trải nghiệm một cuốn sách tạo cho chúng sự tự tin và tư duy tích cực. Ảnh: The New York Times. |
Chọn một cuốn sách phù hợp: Nên giúp cho trẻ tìm được một cuốn sách phù hợp lứa tuổi, trình độ và sở thích của chúng. Đây là phương pháp giúp các bé có trải nghiệm đọc sách tốt hơn, việc chọn lọc sách có tư duy cũng khiến chúng hình thành thói quen đọc một cách kỷ luật, bài bản và kiên trì. Ảnh: Business Insider. |
Giúp sách trở nên đặc biệt: Những đứa bé gặp khó khăn trong việc tập trung sẽ tránh né việc đọc sách vì nó khiến chúng cảm thấy lo lắng hoặc thất vọng. Các bậc cha mẹ nên tạo ra cảm giác tích cực xung quanh việc đọc sách bằng cách biến nó thành một niềm vui. Hỗ trợ trẻ trong việc đọc chậm rãi, dành thời gian đọc sách cùng con hoặc xem sách như là quà tặng, phần thưởng. Ảnh: The New York Times. |
Biến việc đọc sách trở nên sáng tạo: Cha mẹ hay thầy cô nên chủ động quan sát và thay đổi các hoạt động đọc để phát huy thế mạnh của trẻ. Nếu chúng thích vẽ hoặc làm đồ vật, hãy cùng nhau tạo nên một cuốn sách đặc biệt. Đây là cách để các bé có thể tự do sáng tạo nhưng vẫn duy trì được niềm đam mê với sách. Ảnh: The Guardian. |
Tìm những cuốn sách cùng chủ đề: Thầy cô, các bậc cha mẹ có thể gợi ý cho trẻ về những bộ sách nổi tiếng, kinh điển, hoặc truyện nhiều tập, dài kỳ... Đọc sách xuyên suốt theo cùng chủ đề, hay theo loạt giúp các em làm quen với giọng điệu, nhân vật và nội dung. Đây là cách giúp con dễ nắm bắt được thông tin, đọc sách có hệ thống và tạo được liên kết trong thông tin mà chúng tiếp nhận. Ảnh: Insider. |
Để trẻ độc lập trong việc lựa chọn sách: Mỗi đứa trẻ có một sở thích, thẩm mỹ riêng, chúng có thể chỉ đọc sách phi hư cấu, tiểu thuyết giả tưởng, truyện tranh hoặc thích nghe sách nói, đọc sách trực tuyến... Điều quan trọng là các bậc cha mẹ hỗ trợ con trong việc tìm kiếm cuốn sách phù hợp với mình. Ảnh: Insider. |