Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những bất cập 'chết người' trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Tài xế phóng nhanh vượt ẩu cùng với những bất cập như đường hẹp, "nút thắt cổ chai", không có dải phân cách cứng đang khiến tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn thêm nguy cơ tai nạn.

Khoảng 10h sáng ngày 18/2, trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, lại thêm một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 3 người chết, 2 người bị thương.

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Ảnh: Quang Thành.
bat cap tren cao toc anh 1
bat cap tren cao toc anh 1

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Ảnh: Quang Thành.

Thời điểm trên, ông Phan Đình Kiều (SN 1969, trú TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) điều khiển xe ôtô BKS 36A – 485.67 chở theo vợ chồng anh Phan Đình Quý và 2 con của anh Quý là cháu Phan Đ.Q. (SN 2015) và Phan Lê K.V. (SN 2009) lưu thông theo đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn, từ TP Đà Nẵng ra Thanh Hóa.

Khi đến tại Km48+200, ôtô do ông Kiều điều khiển vượt phải va quệt với xe đầu kéo BKS 63C - 136.59 kéo theo rơ-moóc 63R-00.227 chạy cùng chiều khiến tài xế mất lái, lao xe về bên trái và bị xe tải BKS 63H-005.68 chạy ngược chiều đâm bay xuống ta luy âm cao tốc.

Đường hẹp nhưng nhiều tài xế bất chấp nguy hiểm, vượt xe sai quy định.
bat cap tren cao toc anh 2
bat cap tren cao toc anh 2

Đường hẹp nhưng nhiều tài xế bất chấp nguy hiểm, vượt xe sai quy định.

Sau vụ tai nạn xảy ra, cơ quan chức năng xác định nguyên nhân của vụ tai nạn là do ông Kiều điều khiển phương tiện vượt ẩu, vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộ.

Ngoài việc đồng tình với hành vi sai phạm của tài xế, nhiều ý kiến cũng cho rằng, những bất cập trong công tác thiết kế, thi công cao tốc Cam Lộ - La Sơn cũng là một trong những nguyên nhân để xảy ra tình trạng mất an toàn, nhiều vụ tai nạn đã xảy ra?.

Tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn có chiều dài 98 km, được đầu tư hơn 7.700 tỷ đồng nối 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Tuyến đường này được đưa vào khai thác từ tháng 12/2022, và đã bộc lộ nhiều bất cập, mất an toàn, trở thành nỗi “lo sợ” của nhiều tài xế khi lưu thông trên đoạn cao tốc này.

Ghi nhận của PV VietNamNet cho thấy, tại giai đoạn 1, cao tốc Cam Lộ – La Sơn được thiết kế 2 làn xe, các làn được phân cách bằng vạch kẻ đường. Riêng những điểm cho phép vượt xe được bố trí 2 làn, ngăn cách bằng giải phân cách cứng.

Điều đáng nói, theo cảm nhận của một số tài xế, mặc dù hệ thống biển báo, biển hiệu trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn đã tương đối hoàn chỉnh nhưng nhiều tài xế sẽ gặp nguy hiểm tại các điểm kết thúc vượt xe bởi thiết kế nền đường tại đây theo kiểu “bó hẹp, thắt cổ chai”.

“Chuẩn bị kết thúc điểm vượt xe và tài xế chuẩn bị lưu thông vào “2 làn nhập 1”, thông thường thiết kế mặt đường sẽ có độ “bóp” dần nhưng với cao tốc Cam Lộ - La Sơn, các điểm “bóp” này lại trở thành điểm ngoặt và sẽ gây nguy hiểm cho những tài xế không làm chủ tốc độ.

Khi sự cố xảy ra, tài xế nếu có phanh gấp, muốn dừng xe vào làn khẩn cấp để đảm bảo an toàn cũng rất khó bởi làn khẩn cấp trên cao tốc này nhỏ, hẹp”, một tài xế chia sẻ.

bat cap tren cao toc anh 3

Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc vào sáng 18/2 khiến 3 mẹ con tử vong. Ảnh: VT.

Trong khi đó, tài xế Nguyễn Danh Tuyên cho rằng, việc lưu thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn luôn rình rập nguy hiểm do đường hẹp, chỉ có 1 làn chạy và 1 làn khẩn cấp.

Toàn tuyến đường phần lớn phân cách bằng vạch liền, có những đoạn vạch đứt và có những đoạn 2 làn đường riêng biệt để mục đích cho các xe vượt nhau nhưng trên thực tế, việc vượt xe trên cao tốc này là không đảm bảo an toàn.

“Vượt xe khác trên đường này là rất khó, nguy hiểm và phải đợi đến đoạn đường cho phép vượt, nếu vượt đoạn vạch đứt phải căn xe đối diện khoảng cách cho chuẩn; tính toán tốc độ xe mình chính xác để quyết định vượt. Chạy ban ngày tầm nhìn tốt còn nguy hiểm, nếu chạy ban đêm, khi vượt xe chỉ cần bạn tính toán sai các yếu tố ở trên sẽ dẫn tính tình huống đối đầu trực diện xe ngược chiều”, anh Tuyên nhận định.

bat cap tren cao toc anh 4

Nút "thắt cổ chai" tại các điểm kết thúc vượt xe được xem là bất cập "chết người" trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Cũng theo anh Tuyên, dọc tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đường lên xuống đồi dốc rất nhiều, nhiều khúc cua tay áo, nếu không giữ làn tốt, vào cua rất dễ đâm vào xe bên làn ngược lại, toàn tuyến gần như không có đèn cao áp chiếu sáng hai bên…

Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Vũ Quý – Giám đốc BQL Dự án đường Hồ Chí Minh (đơn vị chủ đầu tư) từng thừa nhận, có những bất cập trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn sau khi đưa vào khai thác.

Theo ông Quý, cao tốc Cam Lộ – La Sơn được đầu phân kỳ theo 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 được đầu tư, xây dựng 2 làn xe với số vốn hơn 7.700 tỷ đồng.

Theo thiết kế, trên chiều dài 98km của tuyến có 28 điểm vượt xe và các điểm này được xây dựng 4 làn xe. Ngoài ra, có nhiều điểm trên tuyến được bố trí vạch kẻ đứt để tài xế có thể vượt khi đảm bảo an toàn.

“Các điểm kết thúc vượt, theo quan sát thì có vẻ hơi ngoặt nhưng trước khi đầu tư, các đơn vị đã duyệt phương án thiết kế”, ông Quý cho biết.

Cũng theo ông Nguyễn Vũ Quý, cuối năm 2023, Bộ GTVT đã đồng ý cho chủ trương mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn thành 4 làn xe.

“Hiện chúng tôi đang làm hồ sơ, báo cáo tiền khả thi để gửi Bộ GTVT liên quan đến triển khai giai đoạn 2 trên tuyến cao tốc này”, ông Quý nói.

Bài liên quan

https://vietnamnet.vn/nhung-bat-cap-chet-nguoi-tren-tuyen-cao-toc-cam-lo-la-son-2250408.html

Theo Quang Thành/Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm