![]() |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng Trần Thế Môn (trái). Ảnh: QĐND. |
8 cá nhân gồm:
Ông Trần Thế Môn (Trần Đình Thìn), nguyên Chính ủy Mặt trận Tây Nguyên (B3), Quân đoàn 3, Bộ Quốc phòng.
Ông Hồ Đệ (Hồ Quang Chính), nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 10, Mặt trận Tây Nguyên (B3), Quân đoàn 3, Bộ Quốc phòng.
Liệt sĩ Đàm Vũ Hiệp, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320, Mặt trận Tây Nguyên (B3), Bộ Quốc phòng.
Liệt sĩ Đặng Đình Chức, nguyên Chiến sĩ Đại hội 11, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320, Mặt trận Tây Nguyên (B3), Bộ Quốc phòng.
Ông Hoàng Thế Thiện (Lưu Văn Thi, Hoàng Dân), nguyên Chính ủy Quân đoàn 4, Bộ Quốc phòng.
Ông Trương Văn Đàng (Năm Đàng), nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 2, Sư đoàn 9, Quân đoàn 4, Bộ Quốc phòng.
Ông Nguyễn Đức Phương, nguyên Đoàn trưởng Đoàn 763 (K20), nguyên Phó Tư lệnh Sư đoàn 470, Bộ Tư lệnh Trường Sơn, Bộ Quốc phòng.
Ông Phan Quang Tiệp (Vũ Dũng), nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 98, Bộ Tư lệnh 559, Bộ Quốc phòng.
Thiếu tướng Trần Thế Môn sinh năm 1915, tại xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Cuộc đời ông gắn bó với trận mạc. Năm 1967, ông được phân công làm Chính ủy Mặt trận B3 (Tây Nguyên). Gần 7 năm ở chiến trường, ông đã cùng các đồng đội trong Bộ tư lệnh Mặt trận B3 lãnh đạo, chỉ huy giành thắng lợi trong các chiến dịch Đắc Tô - Tân Cảnh (1967), Đắc Tô II (1969); Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968; Chiến dịch Thu Đông 1968 và Xuân Hè 1969; Chiến dịch Đông Xuân năm 1970, Chiến dịch tiến công chiến lược năm 1972...
![]() |
Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chuẩn bị vận chuyển chiến lược cho Chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào. Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện ngồi thứ hai, từ phải sang. Ảnh: QĐND. |
Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện (1922 - 1995) tên thật là Lưu Văn Thi, sinh trưởng ở Hải Phòng. Ông tham gia cách mạng từ rất sớm, từng bị bắt giam tại các nhà tù của chính quyền thực dân.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông Hoàng Thế Thiện được Đảng tin cậy giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, khó khăn, ở cương vị nào ông cũng thể hiện được bản lĩnh, tài năng, nhân cách và vai trò hạt nhân của một người tổ chức, chỉ huy xuất sắc. Đặc biệt là thời gian công tác và chiến đấu tại chiến trường Trường Sơn từ tháng 5/1970 - 2/1975. Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện lần lượt giữ các chức vụ: Phó Chính ủy Mặt trận Nam Lào, Phó Chính ủy Bộ tư lệnh Trường Sơn kiêm Chính ủy - Bí thư Đảng ủy Bộ tư lệnh Khu vực 470, Chính ủy - Bí thư Đảng ủy Bộ tư lệnh Trường Sơn.
Tại chiến trường khốc liệt này, ông đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng cùng tập thể Bộ Tư lệnh Trường Sơn mở rộng, phát triển tuyến chi viện chiến lược trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Sách hay về xã hội
Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.
Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Tổng Bí thư trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng đồng chí Đinh Thế Huynh
Tổng Bí thư khẳng định đây là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to lớn của đồng chí Đinh Thế Huynh trong sự nghiệp cách mạng.
Trao huân chương Sao Vàng cho ông Nông Đức Mạnh và ông Nguyễn Tấn Dũng
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Sao Vàng tặng nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc.
Xuân Son, Duy Mạnh và 4 cầu thủ được tặng Huân chương Lao động hạng Ba
Với thành tích xuất sắc tại ASEAN Cup 2024, 6 cầu thủ đội tuyển Việt Nam được vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.