Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhựa Bình Minh lên kế hoạch chi hàng trăm tỷ đồng chia cổ tức

Công ty này dự kiến dùng 99% lợi nhuận của năm 2022 để chia cổ tức cho cổ đông. Tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt tương ứng 84%/mệnh giá (8.400 đồng/cổ phiếu).

Công ty CP Nhựa Bình Minh (Mã: BMP) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023, dự kiến diễn ra tại TP.HCM vào ngày 28/4.

Tại phiên họp này, ban lãnh đạo Nhựa Bình Minh muốn trình cổ đông kế hoạch dành 99% lãi ròng để chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông với tỷ lệ 84%/mệnh giá (8.400 đồng/cổ phiếu).

Trước đó vào ngày 26/10/2022, công ty đã chi gần 254 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức đợt 1 với tỷ lệ 31%. Với kế hoạch này, Nhựa Bình Minh dự kiến chia cổ tức đợt 2 với tỷ lệ 53% (5.300 đồng/cổ phiếu).

Như vậy, với gần 82 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty sẽ chi khoảng 434 tỷ đồng cho đợt cổ tức này.

Đây là mức cổ tức bằng tiền cao nhất mà BMP chia cho cổ đông kể từ khi lên sàn vào năm 2006. Trước đó, năm 2021, do tình hình khó khăn, công ty chỉ trả cổ tức 26% bằng tiền.

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của BMP qua các năm

Nhãn20152016201720182019202020212022KH2023
Doanh thu Tỷ đồng 297036784057413043434700456558256357
Lợi nhuận sau thuế
519627465428423523214694651

Cũng trong tài liệu dự kiến trình cổ đông, Nhựa Bình Minh đặt mục tiêu doanh thu cao kỷ lục 6.357 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế lại giảm 6% so với năm trước, xuống còn 651 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty dự kiến đầu tư 55 tỷ đồng trong năm nay.

Năm ngoái, Nhựa Bình Minh ghi nhận kết quả ấn tượng với doanh thu thuần vượt mức 5.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 225%, đạt 694 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu EPS cải thiện đáng kể từ 2.619 đồng năm 2021 lên 8.505 đồng năm 2022.

Với kết quả đã ghi nhận được, nhà sản xuất này lần lượt vượt 2% kế hoạch doanh thu và vượt 55% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất từ khi Nhựa Bình Minh trở thành công ty con của Nawaplastic Industries (Thành viên của Tập đoàn SCG Thái Lan) từ đầu năm 2018. Hiện Nawaplastic Industries vẫn nắm quyền chi phối Nhựa Bình Minh với tỷ lệ 54,39%.

Trên thị trường, cổ phiếu BMP là số ít mã chứng khoán bình ổn trong năm 2022 biến động vừa qua. Thị giá BMP hiện giao dịch ở mức 62.700 đồng, tương đương với năm ngoái.

Nhựa Bình Minh lãi kỷ lục sau khi về tay người Thái

Công ty Nhựa Bình Minh ghi nhận mức lợi nhuận lớn nhất trong lịch sử với gần 700 tỷ đồng năm 2022. Ngoài ra, công ty còn có nguồn tiền dư giả với gần 1.000 tỷ đồng gửi ngân hàng.

Nhựa Bình Minh suy yếu

Theo lãnh đạo Nhựa Bình Minh, sản lượng tiêu thụ tháng 7 giảm 50% so với cùng kỳ, chỉ đạt trên 5.000 tấn. Công ty ghi nhận khoản lỗ đầu tiên trong lịch sử kinh doanh.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm