Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Nhu cầu mua sắm, tu bổ vũ khí từ Mỹ là có thật'

Trước thông tin về các thảo luận dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương của Mỹ đối với Việt Nam, người phát ngôn Chính phủ Nguyễn Văn Nên đã bày tỏ sự hoan nghênh.

Chiều 30/9, nhận được câu hỏi về các thảo luận đang diễn ra về gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương của Mỹ đối với Việt Nam, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho hay, Việt Nam hoan nghênh những động thái tích cực này.

Với tư cách là hai đối tác toàn diện, theo ông Nên, việc gỡ bỏ lệnh cấm sẽ thể hiện sự tin cậy và hướng tới sự bình thường, toàn diện hơn trong mối quan hệ Việt - Mỹ.

Máy bay săn ngầm P-3 Orion.
Máy bay săn ngầm P-3 Orion.

"Thực tế, Việt Nam đang sử dụng một số vũ khí có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ nên mua sắm, tu bổ, sửa chữa là nhu cầu có thật. Việc gỡ bỏ lệnh cấm sẽ góp phần thuận lợi hơn trong việc thực hiện kế hoạch quốc phòng an ninh của Việt Nam", ông Nên nói.

Theo thông tin từ báo Tuổi trẻ ngày 24/9, các thảo luận về dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí gây sát thương của Mỹ đối với Việt Nam đang diễn ra ở Washington và phía Mỹ đánh giá rất khả quan. Washington đang tiến gần hơn tới việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí, thậm chí quyết định có thể được đưa ra vào cuối 2014. Động thái đầu tiên là việc nước này quyết định bán cho Việt Nam các máy bay do thám săn ngầm P-3.

Liên quan tới chủ đề này, trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 8, Thượng nghị sĩ John McCain cho biết, việc dỡ bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương sẽ diễn ra với bước đi có tính hạn chế. Ban đầu Mỹ có thể bán cho Việt Nam những mặt hàng có tính trợ giúp cho việc phòng ngự như thiết bị cho cảnh sát biển, kiểm ngư để đối phó với nguy cơ an ninh từ bên ngoài.

Việt Nam mua gì đầu tiên khi Mỹ bỏ cấm vận vũ khí?

Trong sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, có lẽ CSB Việt Nam giấu bài, hoặc LRAD chỉ có ở tàu lớn như 8001, nhưng dẫu sao CSB đã có loại vũ khí này.

Nguyễn Hưng

Bạn có thể quan tâm