Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhóm người Nhật một lòng phản đối Olympic Tokyo

Một người dân tại Nhật Bản vẫn kiên quyết phản đối việc tổ chức Thế vận hội Olympic Tokyo, do lo ngại về đại dịch và sự hoang phí tiền của.

Trong ngày 23/7, hơn một nửa dân số ở thủ đô Tokyo đã theo dõi phiên khai mạc Thế vận hội Olympic qua màn hình tivi. Nhiều người thậm chí đến xếp hàng trước sân vận động quốc gia để được chụp ảnh kỷ niệm.

Trong kỳ tranh tài năm nay, các vận động viên của đoàn thể thao Nhật Bản đã đạt được số huy chương vàng kỷ lục. Cùng lúc này, những cửa hàng bán đồ lưu niệm ghi nhận doanh thu tăng vọt, bất chấp nền kinh tế chung ảm đạm vì đại dịch.

Anh Kai Koyama đứng bên ngoài sân vận động quốc gia ở thủ đô Tokyo. Khi những tràng pháo hoa bùng nổ rực rỡ trên bầu trời, nhiều người hò reo và cổ vũ. Trái lại, anh Kai Koyama phản đối điều này, Channel NewsAsia đưa tin.

Giống như anh Koyama, không ít người dân tại Nhật Bản phản đối việc tổ chức Olympic Tokyo trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Trước đó, nhiều cuộc thăm dò cũng cho thấy sự kiện vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ ở ngay quốc gia đăng cai tổ chức.

“Mạng sống quan trọng hơn huy chương”, người biểu tình hô hào bên ngoài văn phòng của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide trong tuần trước. Để phản đối ngày hội thể thao, nhiều nhóm người liên tục biểu tình dù chỉ thu hút vài chục người cùng quan điểm.

Nguoi Nhat Ban tuc gian va bat luc anh 1

Anh Kai Koyama, một họa sĩ 40 tuổi. Ảnh: AFP.

Tức giận và bất lực

Anh Kai Koyama là một trong số những người tham gia biểu tình để phản đối Olympic Tokyo. Anh lo lắng khi số ca mắc Covid-19 tăng nhanh ở thủ đô, trong khi chiến dịch tiêm chủng vẫn còn chậm chạp.

“Tôi rất tức giận”, anh Koyama, một họa sĩ 40 tuổi, chia sẻ cảm nghĩ với AFP. “Chúng tôi đang ở trong tình trạng khẩn cấp. Mọi người đang chết dần mà Olympic vẫn diễn ra”.

Ban tổ chức đã áp dụng nhiều quy định phòng chống dịch nghiêm ngặt, đồng thời không cho người hâm mộ đến cổ vũ ở các địa điểm thi đấu.

Nhưng anh Koyama cho rằng việc tổ chức sự kiện đã khiến người dân hiểu lầm. Theo anh, đây là một thông điệp sai trái, khuyến khích mọi người vượt qua các biện pháp hạn chế và mạo hiểm mạng sống của mình.

Nguoi Nhat Ban tuc gian va bat luc anh 2

Màn pháo hoa khai mạc tại sân vận động quốc gia hôm 23/7. Ảnh: AP.

Koyama đã có mặt bên ngoài sân vận động Olympic vào ngày khai mạc 23/7. Anh chia sẻ: “Tôi cảm thấy bất lực và tức giận khi chứng kiến màn pháo hoa tại sân vận động quốc gia. Thế vận hội bắt đầu bất chấp sự phản đối của khoảng 80% người Nhật Bản”.

Là một nghệ sĩ, anh Koyama đã chuyển tải ý kiến của mình vào một cuộc triển lãm nghệ thuật, mang tên “Tuyên bố kết thúc Thế vận hội Olympic”. Trong triển lãm, nhiều nghệ sĩ khác cũng trưng bày tác phẩm để phản đối ngày hội thể thao năm nay.

Một tác phẩm điêu khắc bằng đất sét có tên “Hủy hoại” đã tạo ấn tượng cho người xem. Trong đó có những vòng tròn là biểu tượng của Olympic, một vòng nguyệt quế và một bàn tay phủ đầy cát.

“Có những vận động viên sở hữu kỹ năng tuyệt vời và có nhiều khán giả thích xem họ biểu diễn. Tôi nghĩ đây là một điều tuyệt vời”, nghệ sĩ Sachiko Kawamura nói. “Nhưng tôi cho rằng mọi người đang xem nhẹ mối đe dọa về virus corona”.

Cũng theo bà Kawamura, chính phủ đang lãng phí tiền cho Olympic. Thay vào đó, họ nên tập trung vào công tác phòng chống dịch Covid-19 ở Nhật Bản.

Tiêu tốn nguồn lực

Nhiều người Nhật Bản phản đối Thế vận hội Olympic vì lo ngại dịch Covid-19 bùng phát. Song cũng có những người phản đối thủ đô Tokyo đăng cai tổ chức ngày hội thể thao ngay từ đầu, trong đó có họa sĩ 55 tuổi Takatoshi Sakuragawa.

Ông Sakuragawa không hiểu tại sao Nhật Bản lại muốn giành phần thắng trong cuộc bầu chọn quốc gia đăng cai tại Ủy ban Olympic Quốc tế vào năm 2013.

Ở thời điểm ấy, Nhật Bản vẫn chật vật khắc phục hậu quả của một trận sóng thần lịch sử xảy ra vào năm 2011. Sự kiện này đã khiến 18.000 người chết và mất tích, đồng thời gây ra một thảm họa hạt nhân.

Nguoi Nhat Ban tuc gian va bat luc anh 3

Một người Nhật Bản đứng gần biểu tượng của Thế vận hội Olympic. Ảnh: Reuters.

Ông Sakuragawa chia sẻ với AFP: “Tôi tự hỏi tại sao họ lại tiêu tốn nguồn lực vào một thứ như là Olympic, ngay sau khi chúng tôi đối mặt với thảm họa tồi tệ nhất từ trước đến nay”.

Trong khi đó, Ủy ban Olympic Tokyo lập luận việc tổ chức Olympic sẽ giúp tái thiết các khu vực chịu ảnh hưởng của thảm họa. Họ gọi đây là "sức mạnh thể thao".

Trên thực tế, người dân sống trong khu vực chịu ảnh hưởng của thảm họa không hề đồng tình với ý kiến này. Trong một cuộc thăm dò hồi tháng 3, khoảng 61% người tham gia không đồng ý tổ chức thế vận hội, trong khi số người ủng hộ chỉ khoảng 24%.

Ngoài ra, chỉ một số nhỏ sự kiện Olympic được tổ chức tại những khu vực từng chịu ảnh hưởng của thiên tai. Trong bối cảnh dịch bệnh, các sự kiện này hầu như không có khản giả, đồng nghĩa với việc không có nguồn thu từ các hoạt động bên lề.

Anh Kai Koyama cho biết anh bất ngờ khi ban tổ chức Olympic làm ngơ ý kiến của công chúng. Anh coi đây là những hành động “không dân chủ và mang tính độc tài”.

Ông Takatoshi Sakuragawa thì bày tỏ quan điểm bằng cách tránh xem các chương trình trong Thế vận hội Olympic, dù ông là người yêu thích thể thao. Ông nói: “Tôi vẫn phải xem vì bất kỳ kênh truyền hình nào cũng đưa tin về sự kiện ấy”.

Nạn kỳ thị người châu Á ám ảnh Olympic Tokyo

Hai vụ việc liên quan đến các vận động viên người Hàn Quốc tại Thế vận hội Nhật Bản 2020 đã làm dấy lên phẫn nộ về việc phân biệt chủng tộc đối với người châu Á.

Xạ thủ Hàn Quốc xin lỗi vì gọi vận động viên Iran là 'khủng bố'

Vận động viên Jin Jong Oh ngày 31/7 đã xin lỗi về "những bình luận không phù hợp" của mình đối với Javad Foroughi, người giành huy chương vàng súng ngắn hơi 10 m tại Olympic Tokyo.

Uyên Uyên

Bạn có thể quan tâm