Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

NHNN nói về quyết định tăng mạnh lãi suất

Dù tăng lãi suất điều hành, NHNN cho biết sẽ vận động các ngân hàng cắt giảm chi phí để giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay và giảm lãi suất ở một số lĩnh vực ưu tiên.

Ngân hàng Nhà nước đã quyết định tăng lãi suất điều hành sau 6 năm chỉ điều chỉnh giảm và đi ngang. Ảnh: Chí Hùng.

Đây là thông tin được Phó thống đốc thường trực Đào Minh Tú chia sẻ tại buổi họp báo quý III của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng nay (23/9).

Cụ thể, ông Đào Minh Tú cho biết trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là thị trường tài chính và tiền tệ, NHNN thời gian qua vẫn kiên định với chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt và đồng bộ.

Trong đó, ưu tiên số một của NHNN là kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Liên quan quyết định tăng lãi suất điều hành thêm 1 điểm %, áp dụng từ ngày 23/9, đại diện lãnh đạo NHNN cho biết từ đầu năm đến nay, kinh tế thế giới đã có diễn biến khó lường, nguy cơ suy thoái, áp lực lạm phát toàn cầu gia tăng. Với thị trường tiền tệ, đồng USD quốc tế tăng giá mạnh, trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất với tốc độ nhanh, mạnh hơn.

Ngoài ra, xu hướng tăng lãi suất cũng đang diễn ra tại hàng loạt ngân hàng trung ương trên thế giới.

Đến nay, NHNN cho biết đã có 257 lượt tăng lãi suất trên toàn cầu, trong khi cả năm 2021 mới là 113 lượt tăng. Đến ngày 22/9, Fed đã tăng 0,75 điểm % lãi suất điều hành trong bối cảnh lạm phát Mỹ lên mức rất cao (8,3%).

FED TĂNG MẠNH LÃI SUẤT ĐIỀU HÀNH CHỈ TRONG THỜI GIAN NGẮN
Nguồn: Fed; Tổng hợp
Nhãn29/1/20203/315/315/415/515/615/715/815/915/1015/1115/1215/1/202115/215/315/415/515/615/715/815/915/1015/1115/1215/1/202215/216/316/44/515/627/727/821/9
Lãi suất điều hành %/năm 1.751.250.250.250.250.250.250.250.250.250.250.250.250.250.250.250.250.250.250.250.250.250.250.250.250.250.50.511.752.52.53.25

Dự kiến đến cuối năm nay, Fed sẽ đưa lãi suất mục tiêu lên trên 4%/năm và tiếp tục duy trì mức lãi suất này đến hết năm 2023.

Diễn biến lạm phát thế giới và chính sách điều hành của Fed đã gây áp lực lớn lên tâm lý nhà đầu tư, dòng vốn rút ra tạo áp lực mất giá lớn đối với đồng tiền của các quốc gia mới nổi (trong đó có Việt Nam).

NHNN thống kê đến sáng 20/9, một loạt đồng tiền đã mất giá hai con số so với USD như TWD (-13,5 %); THB (-11,95%); JPY (-25,18%); KRW (-17,57%); PHP (-13,65%); CNY (-10,9%); EUR (-13,49%); GBP (-20,02%)... Trong khi đó, Đồng Việt Nam là một trong những đồng tiền mất giá ít nhất so với các nước trong khu vực và trên thế giới (gần 4%).

Lãnh đạo NHNN do biết đến nay tình hình kinh tế, lạm phát trong nước vẫn được kiểm soát, tuy nhiên, với xu hướng lạm phát quốc tế ở mức cao, Fed tăng lãi suất điều hành lên 3-3,25%/năm và dự báo tiếp tục tăng lãi suất lên trên 4%/năm vào sau năm sau để kiềm chế lạm phát, cơ quan quản lý tiền tệ trong nước đã quyết định tăng các mức lãi suất điều hành từ ngày 23/9.

“Tình hình giá cả xăng dầu, vật tư xây dựng đã được kiểm soát nhưng vẫn còn nhiều tiềm ẩn phức tạp. Tác động vòng 2 của chi phí đẩy do giá nguyên nhiên vật liệu tăng áp lực lên lạm phát rất lớn”, đại diện NHNN cho biết.

MỘT SỐ MỨC LÃI SUẤT ĐIỀU HÀNH CỦA NHNN
Nguồn: NHNN; Tổng hợp
NhãnTrước 2016Từ 15/3/2017Từ 10/7/2017Từ 19/11/2019Từ 17/3/2020Từ 13/5/2020Từ 1/10/2020Từ 23/9/2022
Lãi suất tái cấp vốn %/năm 6.56.56.25654.545
Lãi suất tái chiết khấu
4.54.54.2543.532.53.5
Lãi suất cho vay qua đêm
7.57.57.25765.556

Theo Phó thống đốc Đào Minh Tú quyết định tăng lãi suất mới đây của NHNN có mục đích chính để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Dù tăng lãi suất điều hành, NHNN cho biết sẽ vận động các tổ chức tín dụng đổi mới công nghệ, tăng hiệu quả quản trị, cắt giảm chi phí để giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay và nghiên cứu giảm lãi suất ở một số lĩnh vực ưu tiên.

Về chính sách điều hành tín dụng năm nay, NHNN vẫn duy trì định hướng tăng trưởng tín dụng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Tính đến ngày 16/9, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 10,47% so với cuối năm 2021 và tăng 17,19% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, đồng thời, vẫn kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp.

Ông Tú cũng nhấn mạnh trong bối cảnh hiện nay, việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là phù hợp, để đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô.

Thủ tướng chỉ đạo nóng sau khi Fed tăng lãi suất

Thủ tướng yêu cầu NHNN nghiên cứu tăng lãi suất điều hành, huy động nhưng giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay. Việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát là ưu tiên hàng đầu.

Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành

Đây là lần đầu tiên trong 2 năm qua Ngân hàng Nhà nước tăng loạt lãi suất điều hành bao gồm trần lãi suất huy động, lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm