Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhìn lại 25 mốc đáng nhớ nhất của khủng hoảng tài chính 2008

Từ sự sụp đổi của ngân hàng Lehman cho tới vụ phá sản của AIG, dưới đây là 25 thời điểm đáng nhớ nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Đã 6 năm trôi qua kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 làm thay đổi cục diện hệ thống ngân hàng Mỹ, và cũng là một trong những giai đoạn đáng nhớ nhất trong lịch sử tài chính thế giới.

Ngày 8/2/2007, HSBC công bố tỷ lệ nợ xấu năm 2006 tăng 20% so với dự báo do khủng hoảng thị trường bất động sản Mỹ. Khi đó, nhiều người bình thường mới biết tới cụm từ “tín dụng dưới chuẩn”. Đây là hình thức các ngân hàng cho vay tiền mua nhà thế chấp với điều kiện rất dễ dàng và trả góp trong thời gian dài, là nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoảng tồi tệ này.

Ngày 2/4/2007, Tập đoàn tài chính New Century, khi đó là hãng cho vay dưới chuẩn lớn nhất tại Mỹ, đệ đơn xin phá sản.

Ngày 21/6/2007, tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới Merril Lynch bán tháo tài sản trong hai quỹ đầu tư Bear Stearns – nơi đã cho vay tín dụng dưới chuẩn hàng tỷ USD. Merril Lynch là một trong những tập đoàn tài chính lâu đời nhất tại Mỹ.

Ngày 9/8/2007, ngân hàng lớn nhất của Pháp BNP Paribas đóng băng hoạt động rút vốn từ 3 quỹ đầu tư, sau khi thua lỗ nặng trên thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn tại Mỹ. 

Ngày 4/9/2007, lãi suất liên ngân hàng Libor đạt kỷ lục 6,7975%, mức cao nhất kể từ tháng 12/1998.

Ngày 24/10/2007, Merrill Lynch công bố thua lỗ 8,4 tỷ USD, mức cao nhất trong lịch sử ngân hàng trăm năm tuổi này, do đổ quá nhiều tiền vào thị trường tín dụng thế chấp dưới chuẩn.

Ngày 31/10/2007, chuyên gia phân tích Meredith Whitney dự báo, Citigroup sẽ giảm lợi tức cổ phiếu. Và điều đó đã xảy ra.

Tháng 10-11/2007, nhiều CEO của các hãng tài chính lớn mất việc. Stan O'Neal của Merrill và Chuck Prince tại Citigroup phải ra đi trong tủi hổ, nhưng không quên mang theo khoản bồi thường thôi việc kếch xù. O'Neal rời Merrill với 161,5 triệu USD.

Ngày 11/12/2007, Ủy ban Thị trường Mở Mỹ – FOMC giảm lãi suất liên bang xuống còn 4,25% và lãi suất cơ bản còn 4,75%.

Ngày 16/3/2008, JP Morgan Chase mua lại Bear Stearns với giá 2 USD/cổ phiếu, khi quỹ đầu tư này bán tháo tài sản (về sau cổ phiếu này tăng lên 10 USD). Cục dự trữ liên bang Mỹ đã hỗ trợ 30 tỷ USD cho thương vụ này để giúp Bear thoát khỏi kết cục phá sản.

Năm 2008, các hãng bảo hiểm đã ký hợp đồng bảo đảm cho các loại chứng khoán nợ thế chấp dưới chuẩn bị hạ xếp hạng tín dụng và sụp đổ. Chủ quỹ đầu tư Bill Ackman (ảnh) được cho là đã đem về cho các nhà đầu tư của mình hơn 1 tỷ USD, nhờ bán tháo cổ phiếu của các công ty bảo hiểm đó.

Ngày 7/9/2008, Fannie Mae và Freddie Mac được chính phủ Mỹ tiếp quản để tránh sụp đổ. Đây là hai tập đoàn chiếm một nửa thị trường tín dụng thế chấp bất động sản Mỹ.

Ngày 14/9/2008, Bank of America mua lại Merrill Lynch với giá 50 tỷ USD.

Ngày 14/9/2008, không may như Merrill Lynch, Lehman Brothers không tìm được người mua và phải đệ đơn xin phá sản.Trong ảnh là bên ngoài trụ sở Lehman Brothers tại New York vào ngày 19/5/2008.

Ngày 16/9/2008, lần thứ hai trong lịch sử, giá trị tài sản của một quỹ thị trường tiền tệ giảm xuống mức dưới 1 USD/cổ phiếu. Giới đầu tư Mỹ ồ ạt rút tiền khỏi các quỹ vốn được coi là siêu an toàn này. Khi đó, 140 tỷ USD đã bị rút khỏi các quỹ này.

Ngày 17/9/2008, Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi 85 tỷ USD để cứu hãng bảo hiểm khổng lồ AIG khỏi nguy cơ phá sản.

Mùa thu năm 2008, các ngân hàng lớn lâu đời như Wachovia và Washington Mutual bắt đầu biến mất, do bị các ngân hàng khác thâu tóm với mức giá rẻ mạt.

Ngày 29/9/2008, Hạ viện Mỹ phản đối thành công đối với gói trợ cấp khẩn cấp 700 tỷ USD với tỷ lệ 228-205. Thị trường cổ phiếu Mỹ sụp đổ ngay khi kết quả cuộc bỏ phiếu được tường thuật trực tiếp trên truyền hình.

Ngày 13/10/2008, Thư ký Kho bạc Mỹ Hank Paulson họp với CEO của 9 ngân hàng lớn. Vài giờ sau cuộc họp, chính phủ Mỹ đã nắm trong tay lượng cổ phiếu lớn của phố Wall. Tổng giá trị gói cứu trợ này lên tới 2,25 nghìn tỷ đô, lớn hơn nhiều so với con số 700 tỷ dự kiến ban đầu.

Ngày 15/10/2008, thị trường cổ phiếu Mỹ trải qua thêm một ngày đen tối, với mức giảm kỷ lục 733 điểm (7,9%). 

Ngày 16/10/2008, Warren Buffett có bài viết đăng trên tờ New York Times, với tiêu đề: "Buy American. I Am" với ý khuyến khích các nhà đầu tư mua cổ phiếu vào. Ông đã bị chỉ trích dữ dội do sau đó thị trường cổ phiếu Mỹ tiếp tục lao dốc. Tuy nhiên, giá cổ phiếu tăng trong những năm hậu khủng hoảng đã chứng minh ông đúng.

Tháng 10/2008, các nhà bình luận cho rằng, đây là cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ Đại khủng hoảng năm 1930.

Tháng 11/2008 – mùa xuân 2009, cuộc khủng hoảng tiếp tục hoành hành, gây thất nghiệp tràn lan. Thị trường chứng khoán Mỹ chạm đáy vào 9/3/2009.

Các ngân hàng liên tục công bố báo cáo tài chính thua lỗ, phản đối các chính sách về vốn dự trữ, nhưng cuối cùng buộc phải chấp nhận mức vốn dự trữ cao hơn.

Cuối cùng, nhờ vào những gói cứu trợ chưa từng có tiền lệ của Fed và Quốc hội, thị trường chứng khoán và kinh tế Mỹ từ từ phục hồi.

http://www.businessinsider.com/financial-crisis-scariest-moments-2013-9?op=1

Hoài Thu

Business Insider

Bạn có thể quan tâm