Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiều vụ xâm hại trẻ em chỉ được xử lý khi có ý kiến cấp cao?

Nêu hiện trạng cơ quan chức năng chậm vào cuộc với nhiều vụ án xâm hại trẻ em, ĐB Lê Thị Nga đặt câu hỏi khi dư luận không lên án, cấp cao không chỉ đạo, các vụ án sẽ ra sao?

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng LĐ-TB&XH Chiều 5/6, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung tiếp tục đăng đàn trả lời về thực trạng thị trường lao động, chất lượng dạy nghề, giải pháp khắc phục nạn bạo hành và xâm hại trẻ em...

Theo nghị trình, cuối buổi sáng 5/6, Bộ trưởng LĐ-TB&XH trả lời chất vấn đại biểu về thực trạng thị trường lao động ở nước ta hiện nay, vấn đề giải quyết việc làm trong nước và đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng.

Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề; dạy nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và theo nhu cầu xã hội. Công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em; giải pháp khắc phục tình trạng bạo hành và xâm hại trẻ em.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, bộ trưởng các bộ: Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao, Công an và các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

  • 5 tháng 735 trẻ em bị xâm hại

    Trước phiên chất vấn, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã có báo cáo gửi Quốc hội.

    Về công tác chăm sóc trẻ em, báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH cho biết hiện toàn quốc có gần 26 triệu trẻ em, trong đó 1,4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và 87% số này được trợ giúp.

    Các vụ việc xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực trẻ em có xu hướng ngày càng phức tạp, nghiêm trọng.Theo thống kê 5 tháng đầu năm 2018, toàn quốc phát hiện 682 vụ xâm hại 735 em, trong đó xâm hại tình dục là 572 vụ và 562 em bị xâm hại.

    Đáng chú ý, trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân trong gia đình (bố đẻ, bố dượng, anh, em họ...) là 21,3%, bởi thầy giáo, nhân viên nhà trường là 6,2%, bởi người quen, hàng xóm là 59,9%, người lạ là 12,6%.

    "Việc xử lý một số vụ việc liên quan đến bạo lực, xâm hại trẻ em chưa được giải quyết kịp thời, chưa thỏa đáng, còn kéo dài dẫn đến bức xúc trong xã hội", báo cáo do Bộ trưởng Đào Ngọc Dung ký nêu rõ.

    Về hạn chế và nguyên nhân trong chăm sóc và bảo vệ trẻ em, báo cáo cho rằng môi trường sống còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn, thương tích đối với trẻ em, tỷ suất trẻ em mắc và tử vong do tai nạn, thương tích còn cao, đặc biệt là tử vong do đuối nước.

    Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội về công tác trẻ em còn chưa thực sự đầy đủ, công tác tuyên truyền, giáo dục trong các tầng lớp nhân dân chưa sâu rộng.Công tác chỉ đạo thực hiện ở một số địa phương còn chậm hoặc thực hiện chưa đầy đủ, chưa tương xứng với điều kiện, tiềm lực của địa phương.

    Việc thực hiện chế độ báo cáo về tình hình thực hiện công tác trẻ em ở địa phương còn chậm, chất lượng chưa cao, chưa phản ánh đầy đủ tình hình trẻ em tại địa phương làm ảnh hưởng đến việc nắm thông tin để kịp thời tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách cũng như giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh trong thực hiện quyền trẻ em.

    Luật quy định bố trí và vận động nguồn lực đản bảo thực hiện quyền trẻ em...nhưng nhiều tỉnh, thành chưa quan tâm, bố trí ngân sách cho bảo vệ trẻ em.

    Vì vậy, Bộ LĐ-TBXH cho hay thời gian tới sẽ tiếp tục rà soát hệ thống pháp luật để hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến trẻ em; đẩy mạnh công tác liên ngành về thực hiện quyền trẻ em thông qua hoạt động của Ủy ban quốc gia về trẻ em và hướng dẫn địa phương củng cố hệ thống bảo vệ trẻ em trên cơ sở kiện toàn hệ thống đã có. Đồng thời xây dựng, phát triển Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em và mạng lưới kết nối.

    Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục tăng cường đánh giá, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật, chính sách, chương trình về trẻ em, đặc biệt là Luật Trẻ em để kịp thời phát hiện sai sót và điều chỉnh những nội dung, hoạt động không phù hợp, đặc biệt về phòng ngừa, xử lý vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em và phòng ngừa trẻ em tử vong do đuối nước...

    Cảnh sát hướng dẫn phụ huynh cách bảo vệ trẻ em Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) đưa ra hàng loạt khuyến cáo cho các phụ huynh nhằm bảo vệ trẻ em không bị kẻ xấu lợi dụng.

     

  • Chọn 10 trường thí điểm kết nối với 15 tập đoàn để đào tạo nhân lực

    ĐB Trần Thị Hằng (Bắc Ninh): Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay còn thấp, Bộ trưởng có giải pháp gì cần ưu tiên trong giáo dục nghề nghiệp để nâng cao chất lượng này? Bộ trưởng chọn năm 2018 là năm đột phá cho giáo dục nghề nghiệp, ông kỳ vọng kết quả đạt được như thế nào?

    Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng, chúng ta đánh giá chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, đây là nguyên nhân khiến năng suất lao động thấp. Chất lượng thấp thể hiện qua việc chưa theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong khi lực lượng lao động tại nông thôn đến cuối tháng 4/2018 chiếm tới 38,6% lực lượng lao động nhưng chỉ đóng góp 15,34% vào GDP.

    Cơ cấu đào tạo bất hợp lý, đại học, cao đẳng, trung cấp và sơ cấp. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng kỹ năng, các điều kiện đảm bảo lao động như môi trường làm việc, thu nhập, an toàn và mạng lưới an sinh. Vì vậy thời gian tới ưu tiên giáo dịch nghề nghiệp là đặc biệt quan trọng.

    Đột phá về giáo dục nghề nghiệp là chủ trường cực kỳ quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực thời gian qua. Có 3 chuyện phải quan tâm, quy hoạch lại toàn bộ mạng lưới, 2 là chuyển mạnh sang tự chủ là động lực để phát triển và 3 là chuyển hẳn sang hướng kết nối doanh nghiệp với nhà trường. Đây là chủ trương nhiều quốc gia thành công, đặc biệt những nước có giáo dục nghề nghiệp phát triển cao như Đức, Singapore, Nhật Bản…

    Năm 2018 là năm đột phá và đã chọn 10 trường làm thí điểm kết nối với 15 tập đoàn, đào tạo theo yêu cầu 150.000 nhân lực. Tuy mới là khởi đầu nhưng đây là sự mở đầu rất quan trọng để tạo hướng đi mới.

    Thủ tướng: 'Tôi chưa công nhận năng suất lao động Việt Nam thua Lào'

    Thủ tướng đặt hoài nghi về số liệu đưa ra gần đây cho rằng năng suất lao động của Việt Nam còn thấp hơn so các nước trong khu vực, thậm chí thấp hơn năng suất lao động Lào.

     

     

  • 3 tỷ USD mỗi năm từ lao động Việt Nam ở nước ngoài

    ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng): Số lượng người đi lao động nước ngoài tăng, góp phần tăng thu nhập. Nhưng phần lớn lao động của chúng ta xuất khẩu là lao động tay nghề thấp. Hiện nay có tình trạng công ty xuất khẩu lao động thiếu trung thực, đem con bỏ chợ, khiến người lao động lâm vào cảm mắc nợ, nếu về nước thì nợ càng nhiều hơn. Ở nhiều thị trường lao động tốt thì lại có tình trạng trốn việc, ra làm công ty khác…ảnh hưởng đến hình ảnh của lao động Việt Nam.

    Trách nhiệm của Bộ trưởng như thế nào? Làm sao để nâng cao chất lượng đào tạo lao động xuất khẩu?

    49 huyện bị cấm xuất khẩu lao động sang Hàn năm 2018

    Cả nước có 49 huyện bị cấm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc do có nhiều lao động cư trú bất hợp pháp. Trong đó Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa có nhiều huyện bị cấm nhất.

    Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Xuất khẩu lao động là một chủ trương của Đảng và Nhà nước, được cụ thể bằng luật pháp. Chúng ta đã từng đặt ra mục tiêu sẽ có 1 triệu thanh niên, người lao động được đi lao động học tập tại nước ngoài.

    Đến nay, chúng ta có khoảng 500.000 người đang làm việc tại nước ngoài. Số lượng này gần đây có tăng lên, đặc biệt năm 2017, chúng ta xuất khẩu lao động được 134.000 người. Thị trường tiềm năng trước đây khó khăn như Hàn Quốc đã nối lại được.

    Bình quân thu nhập mỗi năm thu về từ các lao động ở nước ngoài là xấp xỉ 3 tỷ USD. Tỉnh Nghệ An mỗi năm số tiền từ lao động nước ngoài gửi về là 250 triệu USD.

    Tuy nhiên, đúng như đại biểu nói một số thị trường tiềm năng tỷ lệ bỏ trốn, kết thúc hợp đồng không chịu về nước rất cao, đặc biệt là Hàn Quốc. Vì lý do này, Hàn Quốc đã cấm lao động Việt Nam trong 4 năm. Những người trốn thường là lao động tay nghề cao, lương cao và trốn được thuế.

    Chúng tôi tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động, giảm tình trạng lao động trốn việc ở nước ngoài.

    Chat van Bo truong Dao Ngoc Dung anh 1
    Cuộc sống các lao động cư trú bất hợp pháp khá vất vả bởi công việc nặng nhọc và luôn chạy trốn cơ quan chức năng. Ảnh:NVCC.

     


     

  • Sắp có thỏa thuận về việc lao động qua biên giới Trung Quốc

    ĐB Đôn Tuấn Phong (An Giang): Trong báo cáo của Bộ, tỷ lệ lao động qua đào tạo 2017 là 56,1%, nhưng có ý kiến thực tế thấp hơn, điều này có đúng hay không và chất lượng lao động đã qua đào tạo thế nào?

    Tình trạng lao động giáp biên tự do sang nước ngoài làm việc tự do khá phổ biến.

    Xin Bộ trưởng cho biết thực trạng và giải pháp vừa quản lý và bảo vệ người lao động?

    Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Tỷ lệ đào tạo cho rằng con số này khả thi và không có gì là hình thức, 56% thực chất chỉ có 22% số đào tạo có chứng chỉ. Nếu con số bình quân so với các nước xung quanh chưa phải là cao. Đây là tính cả số truyền nghệ, công nhân kỹ thuật thời gian dài, thậm chí là bàn tay vàng nhưng không được cấp chứng chỉ.

    Lao động qua biên giới thời gian qua Thủ tướng rất quan tâm, hiện nay có khoảng 139.000 lao động thường xuyên qua lại biên giới và các tỉnh giáp danh chủ yếu là Trung Quốc 100.000 người, Thái Lan 20.000 người và Lào là 13.000 người… Điều này phụ thuộc chủ yếu và tập tục địa phương, văn hóa, mối quan hệ thuận lợi, thu nhập cao. Số lao động này khi sang làm việc đều đảm bảo về mặt pháp lý có hộ chiếu, visa nhưng lại không có giấy phép hành nghề.

    Hiện nay chúng ta thiếu ở khuôn khổ pháp lý trong luật chưa quy định. Bộ đã cố gắng đàm phán với các nước để có hiệp định nhưng có nước đàm phán được, có nước chưa chấp nhận.

    Riêng 7 tỉnh phía bắc Bộ đã ký biên bản ghi nhớ với các tỉnh Trung Quốc để đảm bảo 2 bên thống nhất quản lý tránh rủi ro, dự kiến tháng 7 xong biên bản.

    Còn Thái Lan đã đàm phán 3 lần nhưng chưa xong. Tuy nhiên mới đây, Thủ tướng 2 bên đã trao đổi để đi đến thống nhất, Thái Lan sẽ áp dụng cơ chế với Việt Nam như 3 nước biên giới. Dự kiến số lao động tại đây cũng sẽ tăng lên 50.000 người từ 20.000 người hiện nay.

    Chat van Bo truong Dao Ngoc Dung anh 2

     


  • 2.000 trẻ em Việt bị bảo hành mỗi năm

    ĐB Nguyễn Tạo (Lâm Đồng): Tình trạng bạo hành, bạo lực, xâm hại với trẻ em ngày càng tăng phức tạp gây bức xúc cho xã hội. Hành lang pháp lý đã có những quy định pháp luật bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, cử tri vẫn băn khoăn chưa đủ lực, đẩy lùi vấn nạn này, chế tài chưa đủ sức răn đe phòng ngừa có hiệu quả để bảo vệ trẻ em, phát triển toàn diện trong thời đại mới.

    Vậy với trách nhiệm của mình, Bộ trưởng có suy nghĩ, giải pháp đồng bộ gì để giải quyết vấn nạn trên?

    Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Mỗi năm trên thế giới có hơn 150 triệu trẻ em bị bạo hành. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương xâm hại trẻ em lớn nhất. Ở nước ta hàng năm nước ta có khoảng 2.000 trẻ em bị bạo hành. Cá nhân tôi cho rằng con số có thể tăng lên.

    Về khung pháp lý, chúng ta hoàn toàn có đầy đủ như Luật Trẻ em. Sau khi tình trạng này gia tăng Thủ tướng có chỉ thị 18 quy định phân cấp từng ngành, từng địa phương… tiến hành nhiều giải pháp khác nhau như tuyên truyền vận động, ra đời đường dây nóng 111; xử lý nghiêm một số vụ việc. Đặc biệt, một số vụ việc có chỉ đạo của lãnh đạo Nhà nước, Bộ LĐ-TB-XH trực tiếp đôn đốc xử lý.

    Thời gian gần đây cho thấy xuất hiện một số tính chất phức tạp hơn. Cả xã hội lên án hành vi này. Tới đây sẽ rà soát lại hệ thống pháp luật một lần nữa, cụ thể hơn trách nhiệm của các ngành, tăng cường sự phối hợp hiệp đồng đề cao giữa gia đình và trường học trong công tác phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

    Chat van Bo truong Dao Ngoc Dung anh 3
    Số liệu thống kê năm 2015 của tổ chức phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em (Plan International) và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW). Đồ họa:Phượng Nguyễn.

     



  • Mỗi năm 1.500 vụ xâm hại tình dục trẻ em

    Chat van Bo truong Dao Ngoc Dung anh 4

    ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) tranh luận vấn đề bạo lực trẻ em gây bức xúc dư luận trong thời gian qua, thậm chí còn có cả tình trạng xâm hại tình dục trẻ em. Số liệu Bộ trưởng đưa ra là 2.000 vụ bạo hành nhưng riêng các cơ quan tư pháp báo cáo xâm hại tình dục mỗi năm đã là 1.500 vụ rồi.

    Tôi đề nghị Bộ trưởng trả lời kỹ hơn. Bởi những sự việc này khiến dư luật rất bất bình.

    Thứ hai, với tư cách là Bộ trưởng, đồng thời là Phó chủ tịch Ủy ban quốc gia về trẻ em, xin Bộ trưởng cho biết các giải pháp mạnh mẽ để chặn đứng tình trạng này? Tôi đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án TAND tối cao đưa ra giải pháp để giải quyết bế tắc trong việc chứng minh tội phạm xâm hại trẻ em?

    Chat van Bo truong Dao Ngoc Dung anh 5
    Bé trai cũng là nạn nhân của tội phạm xâm hại tình dục. Ảnh: Darkness to Light.

     




  • Không có việc sa thải 80% lao động tuổi 30-35

    Phùng Thị Thường (Vĩnh Phúc): Hiện nay có các quy định về bảo vệ người lao động ngoài Nhà nước như FDI, biện pháp cụ thể để bảo vệ lao động trong khu vực này? Giải pháp trước mắt và lâu dài để bảo vệ người lao động tại các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng.

    Hiện nay có xu hướng lao động tại khu vực này thất nghiệp ngày càng nhiều ở tuổi 35, nhất là nữ?

    Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Khu vực FDI đóng góp rất lớn về kinh tế, góp phần giải quyết lực lượng lao động. Đến nay riêng khu vực FDI có tổng cộng 2,68 triệu lao động làm việc. Tại 1 số tập đoàn lớn như Samsung là 170.000 người, tính cả gia công Nike là 400.000 người… Các doanh nghiệp lớn rất quan tâm đến đời sống lao động, những sự việc vừa qua chủ yếu tập trung ở doanh nghiệp nhỏ lẻ.

    Việc bảo vệ người lao động là vấn đề quan trọng, bản thân các doanh nghiệp cũng quan tâm đời sống người lao động.

    Thủ tướng, phó thủ tướng đã đi kiểm tra thực tiễn rất nhiều, đối thoại với FDI, công nhân, yêu cầu DN FDI quan tâm nhiều hơn đến phúc lợi xã hội. Bình quân mức lương của lao động tại các DN FDI lớn là 5,5 triệu đồng/tháng.

    Với ý kiến doanh nghiệp FDI sa thải lao động tuổi 30-35 với tỷ lệ lớn, có một viện nghiên cứu sa thải 80% người lao động trong độ tuổi này. Tôi xin khẳng định không có chuyện này.

    Ngay sau khi có thông tin bộ đã phối hợp đi khảo sát ở một số doanh nghiệp của 3 tỉnh là Đồng Nai, Bắc Ninh và TP.HCM con số không phải như vậy. Mà chỉ có 11% lao động nghỉ việc, xin nghỉ với nhiều lý do khác nhau nằm trong số này. Tính ra là chỉ 1,9% so với tổng số lao động cửa doanh nghiệp đó trong độ tuổi 30-35 nghỉ việc. Tại TP.HCM và Bắc Ninh rất hạn chế.

    Cách đây một tuần, tôi có trực tiếp đi nghe ở Samsung họ chi tiền đào tạo 1.986 công nhân học cao đẳng trong đó 555 người tốt nghiệp họ nâng lương thêm 977.000 đồng/tháng. Trong số những người cử đi học này cũng có 551 người trong độ tuổi 35. Tuy nhiên, đúng là vẫn phải chăm lo cho lao động khu vực này, Bộ sẽ xây dựng đề án đào tạo lại cho công nhân, người lao động FDI nếu thất nghiệp. Chuyển nghề khi DN thay đổi cơ cấu dẫn tới nguy cơ người lao động mất việc.

  • 11h30, Quốc hội tạm nghỉ.

  • Mỗi năm 200.000 thanh niên thất nghiệp

    ĐB Huỳnh Thanh Cảnh: Sinh viên, thanh niên ra trường rất nhiều người thất nghiệp, chưa tìm được việc làm. Xin hỏi suy nghĩ, trách nhiệm của Bộ trưởng như thế nào?

    Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Trước hết, chúng tôi cho rằng hệ lụy này đã kéo rất dài rồi. Chúng ta phải nhìn nhận khách quan thế này, một năm số lao động mới vào thị trường và sinh viên tốt nghiệp là 700.000 người. Nhưng số sinh viên thất nghiệp là 200.000 người. Toàn cầu hiện nay thất nghiệp 13%, riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 11% thanh niên.

    So với tỷ lệ chung, tôi cho rằng chúng ta cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này. Cái mà tôi lo lắng nhất là chất lượng lao động, chất lượng việc làm.

    Về giải pháp, tôi cho rằng phải phát triển doanh nghiệp, tạo ra nhiều việc làm thanh niên. Nâng cao chất lượng dự báo thị trường lao động, làm cơ sở để đào tào, cung cấp nguồn nhân lực. Nếu không làm tốt công tác dự báo thì chúng ta đang đào đạo cái mà nhà trường có chứ không phải thị trường cần.

    Ngoài ra, Bộ sẽ tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng nghề nghiệp, lao động. Có đề án giúp sinh viên khởi nghiệp. Chúng tôi sẽ tuyên truyền để thanh niên không coi vào đại học là con đường duy nhất trong lập thân, lập nghiệp.

  • Tự chủ không có nghĩa là bị cắt toàn bộ kinh phí

    Chat van Bo truong Dao Ngoc Dung anh 6

    - Đại biểu Dương Minh Ánh: Đa số trường văn hóa, nghệ thuật và thể dục thể thao còn nhiều khó khăn về vật chất, tài chính, nhưng nhiều địa phương hiện còn giao cho các trường này tự lực tài chính. Đây là khó khăn và thử thách với nhóm trường này. Bộ trưởng có tháo gỡ gì vướng mắc này trong thời gian tới?

    - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việc tự chủ trong giáo dịch nghề nghiệp không có nghĩa là cắt toàn bộ kinh phí. Quan trọng nhất là giao tự chủ về quản lý bộ máy, giáo viên, giáo trình, chương trình… để tạo điều kiện cho các cơ sở năng động nhất, tinh gọn nhất đáp ứng yêu cầu học sinh, sinh viên gia trường có việc ngay. Đối với tài chính, Bộ đang xây dựng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết trung ương 6 sắp xếp các đơn vị công lập, các đơn vị có khả năng tự chủ toàn phần và ngay thì sẽ tiến hành ngay. Hiện, Bộ đã thí điểm 3 trường tự chủ toàn phần và 21 trường lực lượng vũ trang cũng tự chủ. Sau 2 năm triển khai số sinh viên đã tăng lên, đời sống giáo viên tăng, thu nhập tăng lên, cở sở vật chất cũng tăng…

    Tự chủ không có nghĩa là cào bằng, đối với tỉnh miền núi, vùng sâu, xa, hay một số ngành chuyên biệt như múa, nghệ thuật truyền thống, chèo, tuồng… sẽ có cơ chế hoàn toàn khác so với mặt bằng chung, đặc biệt là phải đặt hàng đào tạo theo đầu ra. Hiện có hơn 40 trường trong khối văn hóa nghệ thuật, Bộ đã đưa một số trường xếp vào nhóm chất lượng cao, chuẩn để nâng cấp. Những ngành chuyên việt, khu vực, ngành nghề sẽ có cơ chế riêng, chuyển theo đơn đặt hàng, tính theo chuẩn đầu ra, sinh viên ra trường là có việc ngay.


  • Làm gì để khuyến khích bà con bám biển?

    - Đại biểu Dương Trung Quốc: Trong giải trình của Bộ trưởng về vấn đề đưa lao động đi nước ngoài có đưa ra một sự việc như là thành tích của mình. Đó là sau sự kiện Formosa, Bộ đã đưa 18.000 người dân 4 tỉnh ra nước ngoài làm việc. Nỗi lo lắng của chúng tôi là với việc chuyển đổi như hiện nay, xu hướng người dân lên bờ làm việc nhiều hơn nghề đi biển gian khổ, nguy hiểm, vất vả. Vậy Bộ có chủ trương gì để khuyến khích bà con bám biển, vì đó không phải chỉ là lao động mà lực lượng bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc?

    - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Câu hỏi của đại biểu Dương Trung Quốc rất khó đối với tôi. Riêng câu hỏi này, một mình Bộ Lao động không làm được. Còn việc chúng tôi cố gắng đưa được 18.000 lao động ở 4 tỉnh sau khi xảy ra sự cố Formosa đi làm việc tại nước ngoài là sự giải quyết mang tính chất tình thế, tạm thời. Chúng tôi không coi đây là giải pháp lâu dài.

    Giải pháp lâu dài là phải ổn định đời sống cho bà con vùng biển. Tôi xin tiếp thu ý kiến của đại biểu và sau kỳ họp này sẽ bàn với Bộ Nông nghiệp tập trung cụ thể hóa chiến lược biển, trong đó có đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm cho bà con.


  • - Đại biểu Ngô Thị Minh tranh luận: Tôi thấy Bộ trưởng trả lời các đại biểu về vấn đề xâm Hiện tại còn 2850 cơ sở nhóm trẻ tư thục chưa được cấp phép. Các gia đình gửi trẻ không có sự lựa chọn nào trong việc tìm trường cho con. 

    Ngoài ra, tư pháp thân thiện mới trẻ em chúng ta chưa quan tâm tháo gỡ kịp thời. Luật tư pháp cho người chưa thành niên, Bộ Tư pháp đã soạn từ 2016 đến nay vẫn chưa đưa được vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019. Nhiều trẻ em đã bị xâm hại, xâm hại lần 2 khi cơ quan điều tra xét hỏi không thể hiện tính thân thiện với trẻ em. Tôi rất mong Bộ trưởng phối hợp với các cơ quan, ban ngành làm rõ vấn đề này. Nếu được, Bộ Tư pháp và các bộ liên quan trao đổi với Quốc hội.

  • Gia đình có các em nhỏ bị xâm hại rất đơn độc

    - Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Việc xâm hại tình dục trẻ em hiện nay có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều câu chuyện buồn khi xảy ra rồi chúng ta mới tố cáo, điều tra. Chúng ta có 17 cơ quan phụ trách vấn đề này chứ không riêng Bộ Lao động nhưng gia đình có các em nhỏ bị xâm hại lại rất đơn độc. Mong Bộ có thái độ kiên quyết hơn nữa cùng các cơ quan khác vào cuộc. Riêng vụ việc cháu bé tại Thủ Đức bị xâm hại, yêu cầu các cơ quan chức năng sớm xem xét điều tra làm rõ vụ việc vì có nhiều tình tiết mờ ám.

    - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Thời gian qua hệ thống pháp luật cơ bản đảm bảo quyền lợi của các em một cashc đồng bộ với từng cơ quan quản lý phụ trách từng vấn đề và Bộ Lao động là cơ quan Nhà nước quản lý trực tiếp. Tuy nhiên, tôi đồng ý thời gian qua có một số vụ việc còn để kéo dài, xử lý chưa nghiêm, nhiều vụ việc khi có ý kiến các cấp lãnh đạo cấp cao mới tiến hành điều tra, đây là vấn đề nghiêm trọng. Đề nghị các cơ quan chức năng nhân đây cũng đánh giá lại năng lực hoạt động của mình.

    Hầu như những vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em, đặc biệt là những vụ nghiêm trọng Bộ đều chủ động ý kiến. Có những vụ việc cá nhân tôi chủ động trao đổi với các cấp lãnh đạo. Như vụ ông nguyễn Khắc Thủy, sáng kết thúc phiên tòa, chiều tôi phải gọi điện trao đổi trực tiếp nói rõ quan điểm và trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong vụ việc, không đồng tình và đề nghị 2 cơ quan xem xét xử lý nghiêm minh vụ việc. Hay như vụ anh Minh Béo, khi về nước vẫn tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật liên quan đến trẻ em, cá nhân tôi và Bộ cũng đã có những báo cáo, ý kiến gửi các cấp ngành.

    Trong các sự việc không phải Bộ không lên tiếng mà tùy từng vụ việc Bộ đều có ý kiến theo những cách khác nhau để bảo vệ quyền lợi các em

    Chat van Bo truong Dao Ngoc Dung anh 7

  • 6 tháng khởi tố hơn 700 vụ xâm hại trẻ em

    Phát biểu thêm xung quanh vấn đề xâm hại tình dục trẻ em, ông Lê Minh Trí, Viện trưởng Viện KSND tối cao:

    Vấn đề xâm hại, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em gây ra những bức xúc trong đời sống xã hội. Trong 6 tháng đầu năm 2018, chúng ta đã khởi tố hơn 701 vụ, truy tố 753 vụ, 805 bị can, đưa ra xét xử gần 648 vụ và 690 bị can. Con số này có lệch là vì tồn số vụ từ cũ. Đây là vấn đề bức xúc các đại biểu đã thể hiện sự quan tâm ở nhiều ký hợp trước.

    Tôi cho rằng để giải quyết thực trạng này cần phải thực hiện đồng bộ từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị. Trước mắt cần hoàn thiện hệ thống luật pháp để đảm bảo yêu cầu cuộc đấu tranh này không chỉ dừng lại ở quyết tâm mà phải bằng pháp luật, bằng sự phối hợp của các bộ, ban, ngành. Chúng ta cần xây dựng kỹ năng cho các em ý thức được về việc bị xâm hại. Khi phát hiện sẽ xử lý nghiêm minh trước pháp luật các đối tượng để tạo ra sự răn đe, giáo dục chung.

    Tôi cho rằng 17 cơ quan có liên quan đến việc bảo vệ trẻ em cần phải có sự phối hợp tốt. “Nhạc trưởng” trong việc bảo vệ trẻ em sẽ hành xử thế nào khi phát hiện các vụ việc. Nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công thì sẽ rõ được trách nhiệm của từng đơn vị như thế nào.

    Về hành vi xâm hại tình dục trẻ em, tháng 12/2017, Bộ Công an, Viện KSND tối cao cùng một số bộ ngành đã ban hành thông tư liên tịch tiếp nhận tố giác đối với các hành vi phạm tội, đặc biệt có tội xâm hại tình dục trẻ em.

    Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình:

    Theo thống kê 5 năm, từ 2013 đến 2017, tòa án đã giải quyết hơn 8.100 các vụ án xâm hại tình dục trẻ em, bao gồm 5 tội danh khác nhau. Tòa án cũng trả hồ sơ 550 vụ, các vụ đúng người đúng tội là 73% tương đương hơn 7.600 vụ.

    Những vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em không gây khó khăn trong quá trình xét xử nhưng khó khăn trong quá trình điều tra. Bởi phần lớn các vụ việc truy xét nhưng không có người làm chứng, thời gian xảy ra đến khi phát hiện thường là đã xa; gia đình nạn nhân ngại khai báo, thậm chí con che giấu, từ chối giám định, không hợp tác với cơ quan điều tra. Đây là những việc rất khó khăn trong quá trình điều tra vụ án.

    Về giải pháp, tôi cho rằng các cơ quan tố tụng đã phối hợp rất chặt chẽ, đưa được 90% các vụ việc đưa ra xét xử đúng người đúng tội. Tỷ lệ trả, hủy sửa, trả hồ sơ đòi hỏi phải hạ xuống theo yêu cầu của Quốc hội, mong muốn của cử tri.

    Về giải pháp triển khai tổ chức, chúng tôi vừa ban hành thông tư yêu cầu tòa án địa phương, trong đó có các tòa án cấp huyện đủ điều kiện hình thành tòa chuyên trách về hôn nhân gia đình và vị thành niên. Ngoài ra, chúng tôi đã áp dụng phòng xét xử thân thiện dành cho trẻ vị thành niên ở TP.HCM và đang nhân rộng ra cả nước. Những nạn nhân có thể không phải ra tòa mà chỉ thẩm vấn qua micro để đảm bảo về mặt tâm lý.

  • Cơ quan chức năng không tích cực vào cuộc điều tra các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em?

    ĐB Lê Thị Nga: Chúng ta có trên 17 cơ quan bảo vệ trẻ em và vừa thành lập thêm Ủy ban Bảo vệ trẻ em do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam là chủ tịch, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm Phó chủ tịch. Tôi cho rằng cần có hội nghị toàn quốc về chống bạo hành trẻ em. Đề nghị Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có giải trình thêm về vấn đề này.

    Về vấn đề tư pháp, đúng là có việc khó chứng minh trong các vụ án bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em. Nhưng có những vụ cơ quan chức năng không tích cực vào cuộc. Như vụ việc ở cháu bé tự tử ở Cà Mau phải đến khi Thủ tướng chỉ đạo, dư luận lên án thì cơ quan chức năng mới vào cuộc nhiệt tình; hay vụ Nguyễn Khắc Thủy đến mức Chủ tịch nước phải có ý kiến. Vậy những vụ dư luận không lên án, lãnh đạo cấp cao không chỉ đạo thì sao? Đề nghị cơ quan tư pháp làm rõ.

  • 2.000 vụ bạo hành chỉ là phần nổi của tảng băng chìm

    Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: 

     Cơ cấu lao động, mô hình của Việt Nam không giống với thế giới. Quốc tế không phân biệt trình độ đại học và cao đẳng trong thống kê về lao động, còn ở Việt Nam thì thường dẫn chứng là đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp… Năm 2017, chúng tôi cho khảo sát tại các trường cấp 3, cứ 100 em tốt nghiệp thì 46 em là thi đại học cao đẳng; hơn 20 em chấp nhận đi học trung cấp; 10 em đi ra thị trường lao động.

    Tuy nhiên, cơ cấu lao động thì Việt Nam vẫn có hình tháp, nghĩa là lao động giản đơn nhiều, lao động trình độ cao ít. Hiện nay, chúng ta có 100 lao động thì chỉ có 50 lao động được đào tạo. Trong 50 người được đào tạo chỉ 20 người có bằng cấp, chứng chỉ.

    Vấn đề cần quan tâm là chúng ta phải đào tạo nghề cho 32 triệu lao động chưa có bằng cấp, chứng chỉ.

    Về vấn đề xâm hại trẻ em, tôi xin chia sẻ với các ý kiến của đại biểu và đồng tình phải xử lý nghiêm minh các vụ việc. Vấn đề bảo vệ trẻ em cả thế giới qua tâm, năm 90 quốc tế đã có công ước bảo vệ trẻ em, Việt Nam là nước đầu tiên của châu Á, thứ 2 trên thế giới tham gia công ước này. Hệ thống luật bảo vệ trẻ em của chúng ta cũng đầy đủ.

    Hiện nay có 17 cơ quan được nêu tên cụ thể trong luật về trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Trong đó quy trách nhiệm đến UBND cấp xã, phường.

    Việc bạo hành trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em là thực trạng của cả thế giới. Một năm có đến 150 triệu bé gái và 73 triệu bé trai bị xâm hại, trong đó có xâm hại về tình dục, xâm hại sức khỏe. Con số 2.000 trường hợp 1 năm ở Việt Nam bị xâm hại, 1.300 đến 1.500 trẻ xem bị xâm hại tình dục một năm chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

    Các tổ chức quốc tế khảo sát ở Việt Nam cho thấy có đến hơn 62% số trẻ em được hỏi nói rằng bị xâm hại; ở Mỹ là 83% bé gái, 79% bé trai bị xâm hại, Hàn Quốc là 67%, Nhật Bản một năm có 224.000 vụ bị xâm hại ở cấp 1 và cấp 2.

    Tôi cho rằng làm sao để các vụ xâm hại được người dân báo đến cơ quan chức năng và bị xử lý. Hiện nay đã có tổng đài bảo vệ trẻ em 111, kể từ khi đường dây nóng hoạt động, số lượng cuộc gọi trẻ em bị bạo hành rất nhiều.



Nhóm phóng viên

Ảnh: Quân Minh

Bạn có thể quan tâm