Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiều đại gia tiền mã hóa không còn là tỷ phú sau cú sập

Vitalik Buterin, nhà sáng lập Ethereum cùng nhiều nhà đầu tư lớn khác đã chịu ảnh hưởng nặng nề sau khi thị trường tiền mã hóa lao dốc.

Theo chỉ số Tỷ phú của Bloomberg, nhiều nhà đầu tư tiền mã hóa đã chịu ảnh hưởng nặng nề khi thị trường này đi xuống trong 2 tuần trở lại đây. Trong số Vitalik Buterin, nhà sáng lập Ethereum là một trong những người chịu thiệt hại lớn nhất khi thị trường tiền mã hóa lao dốc. Trên Twitter ngày 20/5, ông đã xác nhận rằng mình không còn là một tỷ phú USD.

"Tôi không còn là tỷ phú nữa", nhà sáng lập Ethereum chia sẻ.

Buterin tạo ra Ethereum vào năm 2014 và là chủ sở hữu của ví tiền kỹ thuật số có giá trị khoảng 1,5 tỷ USD tính đến tháng 11/2021. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, Ether - đồng tiền mã hóa của Ethereum đã giảm 55%.

Nha dau tu mat danh hieu ty phu anh 1

Nhà sáng lập Ethereum Vitalik Buterin là một trong những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Ảnh: GettyImages.

Ngoài Buterin, nhiều nhà đầu tư khác làm giàu nhờ tích trữ tiền mã hóa cũng đã mất danh hiệu tỷ phú sau “thảm họa” LUNA.

Theo dữ liệu từ Coindesk, các nhà đầu tư đã mất tổng cộng hơn 55 tỷ USD trong thảm họa này. Đây là một lời cảnh tỉnh đối với những người đang có ý định đầu tư vào tiền mã hóa. Tiền mã hóa vẫn là ngành tương đối mới mẻ, nhiều dự án đã hóa thành tro bụi chỉ sau khoảng thời gian ngắn.

Changpeng Zhao, nhà sáng lập sàn giao dịch tiền mã hóa Binance, đã mất tới hơn 80 tỷ USD - tương đương 84% tài sản của ông trong năm nay. Hồi tháng 1, Zhao đã xuất hiện trên bảng chỉ số tài sản với giá trị ròng 96 tỷ USD, tuy nhiên, tính đến hiện tại, con số này đã giảm xuống còn khoảng 15 tỷ USD.

Nha dau tu mat danh hieu ty phu anh 2

Nhà sáng lập Binance đã phải chứng kiến 84% lượng tài sản của mình "bốc hơi". Ảnh: Reuters.

Sam Bankman-Fried, nhà sáng lập kiêm CEO của FTX, một sàn giao dịch tiền mã hóa khác cũng đã phải chứng kiến hơn một nửa số tiền của mình bốc hơi. Tài sản của Fried đã lao dốc từ 24 tỷ USD xuống còn 11,3 tỷ USD sau cú sập của thị trường.

Những cái tên nổi bật khác mất đi danh hiệu tỷ phú sau khi thị trường tiền mã hóa lao dốc bao gồm Brian Armstrong, nhà sáng lập sàn giao dịch Coinbase hay Gary Wang, đồng sáng lập sàn giao dịch FTX; Chris Larsen, đồng sáng lập kiêm CEO công ty blockchain Ripple; anh em sinh đôi nhà Winklevoss hay Song Chi-hyung, nhà sáng lập sàn giao dịch tiền số lớn nhất Hàn Quốc Upbit.

Trước khi sụp đổ, TerraUSD (UST) là dự án dẫn đầu cho mô hình stablecoin thuật toán, thu hút hàng chục tỷ USD tiền đầu tư. Sự thất bại của mô hình này là lời cảnh báo cho những dự án đang cố gắng xây dựng stablecoin bình ổn giá trên tiền mã hóa.

Ngoài ra, quỹ cứu trợ của Terra giữ lượng lớn tiền số của các dự án khác như một hình thức đảm bảo. Đứng trước viễn cảnh sụp đổ, LUNA phải thanh lý lượng tài sản này khi đang lỗ, tiếp tục kéo cả thị trường tiền số đi xuống.

Binance góp tiền để Elon Musk mua Twitter

Sàn giao dịch tiền mã hóa là một trong những đối tác cam kết góp vốn cho Elon Musk để mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD.

Binance đốt bỏ lượng tiền số trị giá 772 triệu USD

Hơn 1,8 triệu đồng BNB, loại tiền số của sàn giao dịch Binance vừa bị tiêu hủy thông qua cơ chế đốt coin thường kỳ.

Cuốn bay 600 tỷ USD, Terra là thảm họa lớn nhất lịch sử tiền mã hóa

Cú sập của LUNA cuốn bay hàng trăm tỷ USD khỏi thị trường tiền số. Vấn đề đáng ngại hơn là khủng hoảng lòng tin và chính sách khắt khe hơn với stablecoin.

Việt Anh

Bạn có thể quan tâm