Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiều phụ huynh sẵn sàng chi 700 triệu/năm để con học trường quốc tế

Báo cáo mới đây của FiinGroup cho thấy các gia đình có xu hướng chi nhiều hơn cho hoạt động giáo dục, đặc biệt cho con học tập tại các trường tư nhân quốc tế hoặc song ngữ.

Người Việt chi nhiều hơn cho giáo dục ngoài công lập. Ảnh: ISSP.

Theo báo cáo, người Việt đang có xu hướng chi nhiều hơn cho giáo dục. Xu hướng này cho thấy người dân đang có nhu cầu lẫn nhận thức cao hơn về lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo dục tư nhân, ngoại ngữ, tuyển sinh và ngoại khóa.

Kết quả này một phần đến từ những điều kiện thuận lợi về môi trường sống như tăng trưởng GDP, thu nhập gia tăng và ngân sách chi tiêu gia đình. Tổ chức đánh giá tín nhiệm ước tính các hộ gia đình ở thành phố lớn dành 47% ngân sách chi tiêu cho giáo dục.

Trong giai đoạn 2017-2022, số lượng học sinh tại các trường tư thục ở Việt Nam tăng trưởng kép hàng năm 10,9%. Trong đó, quy mô học sinh cấp phổ thông tăng trưởng 10,4% trong khi cấp đại học trở lên tăng 11,5%.

Ước tính đến năm 2022, Việt Nam có khoảng 510.000 học sinh học tập tại các trường phổ thông tư thục và 420.000 sinh viên tại các đại học tư nhân.

QUY MÔ CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI VIỆT TĂNG HÀNG NĂM
Nguồn: FiinGroup, HSBC.
NhãnNăm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021Năm 2022
Chi tiêu cho giáo dục tỷ USD 23.625.226.928.730.732.8

Trong bối cảnh nhu cầu học tập tại các trường ngoài công lập gia tăng, Hà Nội là thị trường sở hữu tiềm năng lớn khi tỷ lệ thâm nhập của các trường quốc tế và song ngữ vẫn ở mức thấp, chỉ khoảng 4% trong năm học 2023-2024.

Năm học vừa rồi, các trường quốc tế và hệ song ngữ tuyển sinh hơn 69.000 học sinh. Trong đó, nhóm trường song ngữ chiếm gần 80% tỷ lệ học sinh nhập học. Song ngữ là chương trình tích hợp giữa giáo dục quốc tế (70%) và chương trình giáo dục phổ thông trong nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng (30%).

Theo ước tính của FiinGroup, học phí hàng năm của các trường quốc tế dao động 11.000-30.000 USD, tương đương 264-720 triệu đồng/năm học. Trái lại, các trường hệ song ngữ có học phí thấp hơn 3-4 lần, dao động 4.000-8.000 USD, tương đương 96-192 triệu đồng/năm học.

Trước tiềm năng này, lĩnh vực giáo dục tư nhân tại Việt Nam đã thu hút nhiều nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt thông qua hoạt động M&A, điển hình có thể kể đến thương vụ đầu tư 100 triệu USD vào EQuest (đơn vị sở hữu Hệ thống Trường Quốc tế Canada và Broward Việt Nam) của KKR hay thương vụ mua hệ thống Anh ngữ VUS của BPEA.

Chủ sở hữu trường Quốc tế Mỹ AISVN làm ăn ra sao?

Bên cạnh những lùm xùm với giáo viên và phụ huynh, CTCP Giáo dục Quốc tế Mỹ AIS - chủ sở hữu trường AISVN - còn liên tục nợ quá hạn hàng trăm tỷ đồng trái phiếu đã phát hành.

Nhà xuất bản Giáo dục sắp nhận hơn 4 tỷ đồng từ công ty con

Với việc nắm giữ hơn 52% vốn tại STC, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam dự kiến thu về hơn 4 tỷ đồng từ đợt chia cổ tức tiền mặt của công ty con này.

Từ 'cá mập' triệu USD đến vòng lao lý của Shark Thủy

Từ một "cá mập" cực thoáng tay trong việc rót vốn đầu tư hàng triệu USD, ông Nguyễn Ngọc Thủy liên tiếp vướng lùm xùm lừa đảo nhà đầu tư, nợ lương và nay là bị bắt tạm giam.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm