Xe khách vượt quá tốc độ bị ghi hình. Ảnh: Sở GTVT Lâm Đồng. |
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quyết định thu hồi phù hiệu của xe do vi phạm quy định về tổ chức và quản lý kinh doanh vận tải bằng ôtô. Theo đó, có 42 ôtô của 17 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa do vi phạm tốc độ từ 5 lần/tháng bị thu hồi phù hiệu.
Theo quyết định trên, kết quả vi phạm tốc độ của các phương tiện được Sở GTVT Lâm Đồng trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình tại Tổng cục đường bộ Việt Nam từ ngày 1 đến 31/3, với những xe tham gia giao thông có từ 5 lần vi phạm tốc độ/1.000 km xe chạy (không tính các trường hợp vi phạm tốc độ từ 5 km/h trở xuống).
Theo Sở GTVT Lâm Đồng, trong 42 ôtô vi phạm tốc độ bị thu hồi phù hiệu có 25 xe khách hợp đồng, xe chạy tuyến cố định và 12 xe tải.
Một ôtô tải chạy quá tốc độ khi đang lưu thông trên Quốc lộ 20. Ảnh: Sở GTVT Lâm Đồng. |
Chưa hết, thống kê cho thấy trong 42 phương tiện vi phạm tốc độ bị thu hồi phù hiệu trong tháng 3/2023, có 10 ôtô vi phạm tốc độ 101-186 lần/tháng; 2 phương tiện vi phạm tốc độ trên 200 lần/tháng. Cụ thể, ôtô chạy tuyến cố định mang biển số 51B của hợp tác xã Hà Nguyên STC, vi phạm đến 236 lần/tháng hay xe chạy hợp đồng mang biển số 49B của Công ty TNHH TMVT VT Nhật Đoan Limousine vi phạm đến 254 lần/tháng.
Cũng theo Sở GTVT Lâm Đồng, trong 17 đơn vị vận tải có phương tiện vi phạm tốc độ từ 5 lần/tháng trở lên thì Công ty TNHH Hà Anh Tuyên có số phương tiện vi phạm nhiều nhất với 7 xe; tiếp đến là Công ty TNHH DL và VT Vy Vân Travel, hợp tác xã Vận tải Lâm Hà…
Ngoài thu hồi phù hiệu, Sở GTVT Lâm Đồng đã yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải tại nộp phù hiệu xe vi phạm theo danh sách đính kèm về Sở; đồng thời, nghiêm túc chấn chỉnh hình thức hoạt động vận tải đúng theo quy định, trường hợp các xe bị thu hồi phù hiệu nhưng vẫn sử dụng để lưu thông sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ là một bộ tranh gồm hàng trăm bức ký họa có giá trị nghệ thuật đặc sắc, phản ánh trực quan, sinh động về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa ở Sài Gòn và Nam Kỳ đầu thế kỷ XX.