Tuần qua, Facebook đối mặt làn sóng tẩy chay mạnh mẽ từ hơn 100 thương hiệu. Các doanh nghiệp đồng lòng tham gia chiến dịch Stop Hate For Profit để ngăn việc Facebook dung dưỡng nội dung kích động bạo lực để tiếp tục kiếm tiền.
Chiến dịch có mục tiêu kêu gọi các doanh nghiệp đoàn kết lại, ngừng chi tiêu quảng cáo trên Facebook để tạo áp lực tài chính buộc mạng xã hội này phải thay đổi.
"Có vẻ như chúng ta đã tới giai đoạn cần thay đổi, nó không còn là vấn đề của một thương hiệu nữa, mà là sự an toàn cho cả xã hội này", Stephan Loerke, CEO của Liên đoàn các nhà quảng cáo quốc tế (WFA) nói.
Tuy vậy, chiến dịch trên chỉ mới dừng lại trong lãnh thổ Mỹ dù vấn đề về kiểm duyệt nội dung của Facebook đang nhức nhối tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Group kín - mô hình hoàn hảo để dung dưỡng nội dung xấu độc
Sau hàng loạt bê bối về nội dung năm 2017 và can thiệp kết quả bầu cử Mỹ năm 2016, Facebook tập trung phát triển tính năng group trên nền tảng của công ty. Mô hình nhóm kín của Facebook được xem là thứ đã hỗ trợ đắc lực cho việc kích thích người dùng tranh luận, chửi bới, đăng tải nội dung xấu độc.
Tài khoản cá nhân, trang (fanpage) và nhóm (group) là ba yếu tố cấu thành mạng xã hội Facebook. Khác với fanpage - cộng đồng do một hay nhiều cá nhân quản lý và chịu trách nhiệm với mỗi bài đăng, group Facebook là một cộng đồng thu nhỏ nơi mọi người có thể chia sẻ thông tin, hình ảnh, video cùng rao bán hàng hóa.
Tuy vậy, group Facebook có thể hạn chế, lọc thành viên chi tiết hơn và có tính cộng đồng cao hơn cả. Có ba dạng group gồm công khai, kín và bí mật. Trong đó, group kín và bí mật đang là nơi tiềm ẩn nguy hiểm cho người dùng Facebook cũng như chứa chấp nhiều nội dung trái pháp luật.
Nhiều group khác với quy mô hàng triệu thành viên vẫn ngày đêm đăng tải nội dung vi phạm pháp luật, đồi trụy, tấn công cá nhân…
Group khiêu dâm 1,2 triệu thành viên
Năm 2019, nhóm VSBG (Vietnam Sexy Bae Group) một group chuyên đăng tải ảnh khiêu dâm đã bị xóa khỏi Facebook. Nguyên nhân chính là hacker đã chiếm quyền truy cập chứ không phải những hình ảnh 90% da thịt được các thành viên đăng tải trên đó bị Facebook xử lý.
Tuy nhiên, một group khác tương tự được tạo ra ngay sau đó. Hiện tại, sau một năm thành lập, nhóm này đã có hơn 1,3 triệu thành viên, tăng trưởng gấp đôi con số trước đây của VSBG.
"Việc quản lý những hội nhóm này rất khó. Nếu nhóm cài đặt bí mật thì chỉ thành viên mới có thể thấy được nhóm. Nếu đặt ở chế độ nhóm kín, người dùng muốn thấy được nội dung nhóm phải trả lời một số câu hỏi và chờ xét duyệt của quản trị viên.
Có thể nói, fanpage là hình thức tự tìm thành viên còn group là dạng thành viên chủ động tìm nội dung mình muốn xem", Thế Vinh, quản trị viên của nhiều nhóm Facebook lớn tại TP.HCM cho biết.
Theo ông Vinh, chính lý do này khiến không phải ai cũng có thể thấy được những nội dung nguy hiểm bên trong các group kín và người dùng chủ động tìm kiếm group thường sẽ không báo cáo nội dung vi phạm.
Điều này lý giải cho việc những group chứa nội dung ảnh khỏa thân vẫn tồn tại nhiều năm với hàng triệu thành viên. Ngoài VSBG, hàng trăm group kín khiêu dâm vẫn ngày đêm hoạt động trên không gian mạng xã hội tại Việt Nam.
Group báo chốt giao thông
Phòng An ninh Chính trị Nội bộ Công an tỉnh Phú Thọ phối hợp với Công an huyện Thanh Ba đã làm rõ và xử lý nhóm thanh niên có hành vi thu thập, đăng tải thông tin liên quan đến hoạt động tuần tra, kiểm soát của CSGT, trật tự cơ động Công an huyện Thanh Ba lên nhóm kín Facebook "Chốt-thanh ba”.
Nhóm này chuyên đăng tải nhiều nội dung bôi nhọ, phản ánh sai sự thật về lực lượng CSGT nói riêng và lực lượng công an nói chung; làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác chuyên môn và tình hình an ninh trật tự địa bàn.
Tuy cơ quan chức năng đã vào cuộc nhưng những nhóm kín thông báo chốt vẫn hoạt động mạnh mẽ trên Facebook, gây ảnh hưởng đến việc thi hành công vụ của cơ quan chức năng. Trong đó, group kín Facebook “**** **** - Báo Chốt 141 Hà Nội” hiện có gần 314.000 thành viên được xem là nhóm hoạt động mạnh nhất.
Nhóm kín này chuyên chia sẻ các thông tin về công tác tuần tra của lực lượng cảnh sát tại Hà Nội. Các bài đăng cách nhau chỉ vài giờ, cập nhật liên tục hình ảnh công tác của cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động kèm địa chỉ và lỗi vi phạm cụ thể.
Trước đó, nhiều group “báo chốt” như vậy đã bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý. Tuy vậy, nhóm “Thông chốt- báo chốt 141 Hà Nội” vẫn tồn tại gần một năm trên Facebook.
Group cổ xúy dùng chất kích thích
Tại Việt Nam, trong tất cả các nhóm Facebook có nội dung liên quan đến chất kích thích, có lẽ "Tâm sự *** **** phê" là một trong những group nổi tiếng nhất với hơn 200.000 thành viên.
"Hội chỉ nói về chủ đề phê, không mua bán, tổ chức sử dụng các chất ma tuý, không khuyến khích sử dụng ma tuý mà chỉ chia sẻ nhạc - video giúp bạn văn minh và chìm trong hưởng, chia sẻ về cuộc đời, cuộc chơi, suy nghĩ trong cơn phê của bạn", phần mô tả của group Facebook này viết.
Tuy vậy, những hình ảnh, video đăng tải trên nhóm Facebook này khiến không ít người rợn gáy. Một nam thanh niên cầm hung khí với mô tả: "Khi phê đố chúng mày làm gì. Tao vác đồ xuống đường chống Mỹ".
Ngoài group trên, nhiều hội nhóm khác như "*** High", "*** *** khay ke"... cũng là những group chia sẻ hình ảnh về chất kích thích và quá trình sử dụng. Trong số đó, có nhiều nhóm Facebook ghi rõ ở phần nội quy, các thành viên không được đăng bài mua bán chất kích thích, nếu có nhu cầu chủ động ra ngoài thương lượng.
Nội quy này nghe có vẻ" trách nhiệm" nhưng những nội dung đăng tải của nhóm thu hút lượng lớn người dùng quan tâm đến chất kích thích. Đây là môi trường thuận lợi cho những người bán các loại hàng cấm này.
Bên cạnh "Tâm sự *** **** phê", một số nhóm kín Facebook còn hướng dẫn chi tiết cách trồng và chiết xuất cần sa. Nổi lên trong số đó là nhóm, “**** Canh tác chiết xuất” với hơn 15.000 thành viên. Nội dung chính của nhóm là hướng dẫn trồng, chiết xuất và mua bán cần sa. Group này đã hoạt động từ năm 2017 và vi phạm chính sách về tuyên truyền chất kích thích của Facebook nhưng vẫn tồn tại.
Không thể kể hết những group kín hoạt động ngầm trên Facebook. Các nhóm đa dạng lĩnh vực từ mua bán tiền giả, thú rừng, tiêu thụ xe không giấy tờ đến dịch vụ bằng cấp giả, vũ khí... với hàng nghìn thành viên cũng đang nằm ngoài tầm kiểm soát của Facebook.
Học sinh lập group, rủ nhau vào Zoom phá lớp online ở Việt Nam
Tại Việt Nam, nhiều nhóm Facebook được tạo ra để chia sẻ mật khẩu và mã số phòng học trực tuyến Zoom với mục đích cho người lạ vào quấy phá.
Lấy ảnh hotgirl đăng kèm clip sex để câu like, trục lợi trên Facebook
Cô gái sống ở quận Phú Nhuận, TP.HCM khổ sở vì hình ảnh trên Facebook cá nhân bị nhiều group đăng tải kèm clip sex với mục đích câu like, tăng tương tác.
'Cơn bão report' đang đe dọa đánh sập hàng nghìn group Facebook
Tuyên bố sẽ ưu tiên phát triển tính năng nhóm cộng đồng nhưng Facebook vẫn chưa thể quản lý được hết các vấn đề bảo mật. Điều này khiến hàng nghìn nhóm Facebook hoang mang.